BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tình hình đầu tư các nước
Tình hình đầu tư FDI của Ấn Độ tại Việt Nam
Thứ Năm, 02/04/2015 02:46
Tình hình đầu tư FDI của Ấn Độ tại Việt Nam

Việt Nam - Ấn Độ là hai nước đã có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Hai nước đã ký các Hiệp định Thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu tư… Tuy nhiên, kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ vào Việt Nam cho đến nay còn khá khiêm tốn.

Tính lũy kế đến tháng 3, Ấn Độ có 95 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 324 triệu USD và xếp thứ 30/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Ấn Độ khoảng 3,4 triệu USD/dự án. 

Hiện nay, các nhà đầu tư Ấn Độ đã đầu tư vào 13/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Đa phần các dự án của Ấn Độ tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 39 dự án và 204 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 41% tổng số dự án và 63% tổng vốn đăng ký của Ấn Độ tại Việt Nam. Ngành khai khoáng đứng thứ hai  với 3 dự án và 86 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Ngành nông lâm thủy sản đứng thứ 3 với  22,2 triêu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 6,8% tổng vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Ngoài ra, dự án FDI của Ấn Độ vào các ngành như: bán buôn, bán lẻ, thông tin truyền thông, xây dựng…

Đầu tư của Ấn Độ đã có mặt tại 23 tỉnh, thành phố của Việt Nam như Tuyên Quang (3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD), Bắc Ninh (2 dự án với 40,5 triệu USD), TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thu hút được nhiều dự án của Ấn Độ, tuy nhiên quy mô dự án nhỏ nên tổng vốn đầu tư vào các địa phương này cũng rất khiêm tốn (TP Hồ Chí Minh có 34 dự án và 7,2 triệu USD tổng vốn đầu tư, Hà Nội có 15 dự án và 7,2 triệu USD tổng vốn đầu tư). Ngoài ra, đầu tư của Ấn Độ cũng rải rác ở một số địa phương như: Bình Dương, Ninh Thuận, Tây Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai.

Riêng trong quý I năm 2015, Ấn Độ  đã đầu tư 2 dự án mới (vốn đăng ký cấp mới là 24,6 triệu USD), đứng thứ 10/33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015.  

Nhìn chung, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ tại Việt Nam còn rất khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác phát triển của hai nước. Trong thời gian tới, cần có các biện pháp XTDT thích hợp để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào các lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế như công nghệ thông tin, khai khoáng với mục tiêu công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Số lượt đọc: 426
Thông báo