Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam,
Hà Lan đứng đầu với 233 dự án, vốn đầu tư đăng ký 6,63 tỷ USD (chiếm 33,6% tổng
vốn đầu tư của EU tại Việt Nam). Pháp đứng thứ 2 với 429 dự án, có vốn đầu tư
3,38 tỷ USD (chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam). Tiếp theo là
Vương quốc Anh có 204 dự án với 3,18 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 16,2% tổng vốn đầu
tư của EU tại Việt Nam). Đứng thứ 4 là Luxembourg có 32 dự án đầu tư với tổng vốn
đầu tư là 1,57 tỷ USD (chiếm 8% tổng vốn đầu tư của các nước EU đầu tư vào Việt
Nam). Còn lại là các quốc gia khác.
Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
(lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 20/3/2015)
TT
|
Quốc gia
|
Số dự án
|
Tổng vốn đầu tư (USD)
|
Vốn điều lệ (USD)
|
1
|
Hà Lan
|
233
|
6.631.239.311
|
2.563.905.157
|
2
|
Pháp
|
429
|
3.383.574.791
|
1.701.746.314
|
3
|
Vương quốc Anh
|
204
|
3.184.953.213
|
1.723.100.721
|
4
|
Luxembourg
|
32
|
1.579.092.633
|
804.298.417
|
5
|
CHLB ĐỨC
|
250
|
1.372.120.444
|
628.578.534
|
6
|
Síp
|
13
|
960.192.000
|
122.524.000
|
7
|
Đan Mạch
|
113
|
705.666.728
|
242.314.282
|
8
|
Bỉ
|
57
|
419.806.459
|
89.257.041
|
9
|
Italia
|
64
|
386.208.517
|
114.938.603
|
10
|
Phần Lan
|
10
|
325.282.000
|
44.502.000
|
11
|
Slovakia
|
5
|
235.468.421
|
12.468.421
|
12
|
Ba Lan
|
13
|
138.811.948
|
58.737.334
|
13
|
Aó
|
21
|
94.165.000
|
43.356.800
|
14
|
Cộng hòa Séc
|
36
|
91.714.347
|
44.425.615
|
15
|
Thụy Điển
|
40
|
69.573.452
|
25.861.852
|
16
|
Hungary
|
15
|
51.181.593
|
13.538.042
|
17
|
Tây Ban Nha
|
40
|
36.365.066
|
19.415.568
|
18
|
Bungary
|
10
|
30.940.000
|
27.629.000
|
19
|
Ireland
|
13
|
7.222.000
|
2.771.000
|
20
|
Slovenia
|
3
|
3.250.000
|
1.020.000
|
21
|
Rumani
|
3
|
2.100.000
|
900.000
|
22
|
Estonia
|
2
|
250.000
|
250.000
|
23
|
Malta
|
1
|
50.000
|
50.000
|
Tổng cộng
|
1.607
|
19.709.227.923
|
8.285.588.701
|
Về lĩnh vực đầu tư: Các
nước EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 566 dự án đầu tư với tổng vốn
đầu tư đăng ký 6,27 tỷ USD (chiếm 31,8% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam). Đứng
thứ 2 là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, có 19 dự án đầu
tư với tổng vốn đầu tư là 3,53 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư của các nước
EU tại Việt Nam). Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có 34 dự án đầu
tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD (chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư của
các nước EU tại Việt Nam). Tiếp theo sau là những lĩnh vực khác. Điều này có được
là do các nhà đầu tư vào Việt Nam ở những nước EU có khả năng tài chính và lợi
thế về công nghệ, kỹ thuật cao.
Về địa bàn đầu tư, các
nước EU đã có dự án tại 52/63 tỉnh, thành phố có vốn FDI của cả nước (tính cả
khu vực dầu khí ngoài khơi). Đứng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước
EU là thủ đô Hà Nội có 371 dự án với 3,4 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 17,5% về tổng
vốn đầu tư của các nước EU tại Việt Nam). TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 có 591 dự
án với vốn đầu tư là 2,8 tỷ USD (chiếm 14,4% về tổng vốn đầu tư của các nước EU
tại Việt Nam). Ngoài ra, còn có Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai là những
địa phương cũng thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các nước EU, với quy mô vốn lần
lượt là 2,45 tỷ USD; 2,2 tỷ USD và 1,85 tỷ USD. Còn lại là những địa phương
khác.
Về hình thức đầu tư, các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình
thức 100% vốn nước ngoài, có 1173 dự án với tổng vốn đầu tư 8,4 tỷ USD (chiếm 42,9%
về tổng vốn đầu tư của các nước EU tại Việt Nam). Tiếp theo là hình thức liên
doanh có 382 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,79 tỷ USD (chiếm 24,3% về tổng vốn
đầu tư của các nước EU tại Việt Nam) . Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có
29 dự án với 3,1 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO chỉ
có 4 dự án nhưng có quy mô vốn đầu tư 3,08 tỷ USD. Còn lại là hai hình thức
công ty cổ phần và công ty mẹ con.