Phân theo ngành
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Vốn FDI của Hàn Quốc tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến,
chế tạo với 2.497 dự án, tổng vốn đầu tư gần 23,8 tỷ USD triệu USD (chiếm 61%
về số dự án và 64% tổng vốn đầu tư đăng ký). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng
thứ hai với chỉ 81 dự án nhưng tổng số vốn đăng ký đạt sấp sỉ 7 tỷ USD (chiếm 2%
số dự án và 19% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 562
dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 14% số dự án và 6% tổng
vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là các lĩnh vực vận tải kho bãi, nghệ thuật giải
trí...
Phân theo hình thức đầu tư
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư theo năm hình thức gồm 100%
vốn đầu tư nước ngoài, hình thức liên doanh, hình thức công ty cổ phần, hình thức
hợp đồng BOT, BT, BTO và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hiện nay, các nhà
đầu tư Hàn Quốc chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với 3.626
dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31,6 tỷ USD (chiếm 88% số dự án và 85% tổng vốn đăng ký), hình thức liên doanh đứng thứ
hai với 417 dự án với tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,6 tỷ USD (chiếm 10% số dự án
và 12% vốn đăng ký). Còn lại là các hình thức còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp sấp xỉ
1%.
Phân theo địa phương
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào 52/63 tỉnh, thành
phố trên cả nước, trong đó Hà Nội dẫn đầu với 857 dự án, tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ
USD (chiếm 21% số dự án và 14% tổng vốn đăng ký). Thái Nguyên đứng thứ 2 với 42
dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,72 tỷ (chiếm 1% số dự án và 13% tổng vốn
đăng ký). Đứng thứ 3 là Đồng Nai với 311 dự án và tổng vống đăng ký đạt 4,52 tỷ
USD (chiếm 8% số dự án và 12% tổng vốn đăng ký). Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh, Bà
Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng
Một số các dự án lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam
(1) Công ty TNHH Samsung Electronics
Việt Nam Thái Nguyên, tổng vốn đăng ký 3 tỷ USD đầu tư với mục tiêu sản xuất, lắp ráp và
gia công các sản phẩm điện tử.
(2) Công ty TNHH LG electronics Việt Nam Hải
Phòng, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD đầu tư với mục tiêu sản xuất, lắp
ráp các sản phẩm điện tử, tivi thông minh, ti vi, điều hòa, máy giặt.
(3) Công ty TNHH Samsung
Electro-mechanics Việt Nam đầu tư tại Thái Nguyên với tổng
vốn đầu tư đăng ký 1,23 tỷ USD với mục tiêu sản xuất và lắp ráp các bảng mạch
in kết nối mật độ cao HDI và linh kiện phụ tùng
(4) Cty TNHH Posco-Việt Nam đầu tư tại
Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,13 tỷ USD với mục tiêu Sản xuất
thép.
(5) Cty TNHH SamSung Display Bắc Ninh với tổng
vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD với mục tiêu sản xuất lắp ráp, gia công, tiếp thị
hoặc bán các loại màn hình smartphone, máy tính bảng.