Phân theo ngành: Các nhà đầu tư Anh đầu tư nhiều nhất trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 72 dự án, tổng vốn đầu tư đăng
ký là 1,31 tỷ USD (chiếm 46% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại Việt Nam); tiếp
theo là lĩnh vực khai khoáng với 6 dự án, tổng vốn đăng ký là 691,1 triệu USD, (chiếm
24% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại Việt Nam); đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh
doanh bất động sản với 548 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký vào 5 dự án (chiếm
19% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại Việt Nam).
Phân theo
đối tác đầu tư: Các nhà đầu tư Vương quốc Anh có mặt tại 21 địa
phương trong cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi). Dẫn đầu là 5 dự án
của Anh tại khu vực dầu khí ngoài khơi với tổng vốn đầu tư 688,17 triệu USD (chiếm 24% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại
Việt Nam). Đồng Nai đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư của Vương
quốc Anh với 9 dự án, tổng vốn đầu tư là 665,15 triệu USD (chiếm 23% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại
Việt Nam). TP
Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 72 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 548,9 triệu USD (chiếm 19% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại
Việt Nam). Còn lại
là các địa phương khác.
Về hình
thức đầu tư: vốn đầu tư của các nhà đầu tư Anh tập trung nhiều
nhất theo hình thức liên doanh với 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,14 tỷ USD, (chiếm 40% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại
Việt Nam); tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài với tổng
vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD vào 152 dự án, (chiếm 35% vốn đăng ký của Vương quốc Anh tại Việt
Nam); còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 688,1 triệu USD.
Một số dự án lớn đáng chú ý:
Công ty cổ phần thành phố Aqua,
cấp phép ngày 22/4/2008, tổng vốn đầu tư đăng ký là 518,75 triệu USD với mục
tiêu đầu tư, kinh doanh khu đô thị, khách sạn, khu thương mại dịch vụ tại Đồng
Nai
Hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí lô 06-2 của
tập đoàn BP, ONGC , Statoil với tập đoàn dầu khí Việt Nam với vốn đăng ký là
507 triệu USD, cấp phép ngày 12/12/2000.
Công ty TNHH Kính chuyên biệt NSG Việt Nam, cấp
phép ngày 8/6/2011, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 323 triệu USD của nhà đầu tư
Pilkington Group Ltd(PGL) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án sản xuất methanol của Viêt nam Gas
Conversion Sýstém Inc với số vốn đăng ký
là 270,27 triệu USD
- Hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí lô 05-2 của
tập đoàn BP và Tập đoàn dầu khí Việt Nam vốn cam kết tối thiểu là 103 triệu
USD.
Một
số biện pháp nhằm thu hút đầu tư từ Vương quốc Anh.
Đầu tư của Vương quốc Anh tại Việt Nam tuy đứng thứ
16 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, song còn
rất khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Ngày
9/9/2010, Anh và Việt Nam đã ký kết tuyên bố Đối tác Chiếc lược. Trong thời gian
tới, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai nước, cần thực hiện một số
giải pháp sau:
Cần tăng cường nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thế
mạnh của Anh để lựa chọn danh mục dự án xúc tiến đầu tư phù hợp với các nhà đầu
tư.
Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của
Vương quốc Anh đang hoạt động tại Việt Nam triển khai hiệu quả, thông qua đó
giới thiệu, quảng bá môi trường đầu tư
của Việt Nam .
Khuyến khích thu hút đầu tư vào các ngành vốn là thế
mạnh của Vương quốc Anh như thăm dò và khai thác dầu khí theo qui định của pháp
luật hiện hành.
Tăng cường xuất khẩu sang khối EU, trong đó có Vương
quốc Anh, tìm kiếm thêm các đối tác mới.
Tập trung vận động, xúc tiến đầu tư và khuyến khích
các nhà đầu tư TNCs đầu tư vào Việt Nam thông qua những chính sách ưu đãi hợp
lý, mở rộng các hình thức đầu tư, phát triển các thị trường vốn, thị trường
khoa học công nghệ...,
Chính phủ hai nước cần phối hợp tăng cường triển
khai các chương trình xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước như tổ chức
hội thảo, hội chợ, triển lãm... tại Việt Nam hoặc tại Vương quốc Anh. Qua đó,
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hiểu biết thêm về môi trường đầu tư, chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài và tiềm năng đầu tư của mỗi nước để tăng khả
năng hợp tác đầu tư và kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước.