Quy mô vốn
bình quân 1 dự án của Malaysia là 22,5 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình
quân chung 1 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay (là 14,3 triệu
USD/dự án).
Phân theo
ngành:
Đến nay,
Malaysia đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân
ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ nhất với
14 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,53 tỷ USD (chỉ chiếm 3% tổng số dự án nhưng
chiếm tới 51,5% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến,
chế tạo với 221 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỉ 1,9 tỷ USD (chiếm 46,2%
tổng số dự án và 17,7% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực cấp nước; xử lý chất thải chỉ
có 3 dự án, số vốn đầu tư đăng ký là 1,17 tỷ USD (chiếm 0,6% tổng số dự án và 10,9%
tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác.
Phân theo
hình thức:
Các nhà
đầu tư Malaysia đầu tư chủ yếu vào hai hình thức chính là hình thức 100% vốn
nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài thu
hút được nhiều dự án nhất với 348 dự án, vốn đăng ký đạt 8,63 tỷ USD (chiếm 72,8%
tổng số dự án và 80,4% tổng vốn đầu tư); hình thức liên doanh có 107 dự án, số
vốn đăng ký đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 22,4% tổng số dự án và 12% tổng vốn đầu
tư). Còn lại là ba hình thức công ty cổ phần; hợp đồng hợp tác kinh doanh và
hợp đồng BOT, BT, BTO.
Phân theo
địa phương:
Malaysia
đã đầu tư vào 33/63 tỉnh, thành phố có vốn FDI của Việt Nam, trong đó đứng đầu
là thành phố Hồ Chí Minh với 175 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 5,5 tỷ USD (chiếm
36,6% tổng số dự án và 51,3% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là thủ đô Hà Nội với 83
dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2,7 tỷ USD (chiếm 17,4% tổng số dự án và
chiếm 25,1% vốn đăng ký). Tỉnh Đồng Nai đứng thứ 3 có 33 dự án với số vốn đầu
tư đăng ký 715,4 triệu USD (chiếm 6,9% tổng số dự án và 6,7% tổng vốn đầu tư).
Còn lại là các địa phương khác.
Một số dự
án đầu tư lớn của Malaysia vào Việt Nam
(1) Dự án Cty TNHH một thành viên đô thị đại học
quốc tế Berjaya Việt Nam. Ngày cấp phép 01/07/2008. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,5
tỷ USD.Nhà đầu tư là công ty Berjaya Leisure (Cayman) Ltd, Malaysia, đầu tư vào
lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phát triển đô thị đại học quốc tế (khu giáo
dục, khu dân cư, khu thương mại, khu giải trí - y tế), dự án được thực hiện tại
thành phố Hồ Chí Minh.
(2) Dự án
Cty TNHH Gamuda Land Việt Nam (dự án công viên Yên Sở) được cấp phép ngày
31/12/2007. Tổng vốn đầu tư dự án là 1,16 tỷ USD. Nhà đầu tư là công ty Gamuada
Berhad. Dự án đặt tại Hà Nội với mục tiêu thực hiện là thiết kế, xây dựng và
lắp đặt các hạng mục công trình xử lý nước thải.
(3) Dự án Cty
TNHH Trung tâm Tài chính Việt Nam, ngày cấp phép 20/02/2008 với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 930 triệu USD. Nhà đầu tư là công ty Berjaya Leisure, Malaysia. Địa
điểm thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu hoạt động là khai thác, phát
triển và kinh doanh bất động sản : khách sạn, cao ốc cho thuê.
Một số phương hướng, nội
dung, biện pháp hợp tác với Malaysia trong thời gian tới
Hiện nay,
quan hệ song phương đã mở cửa trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư cho cả
hai nước và dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai. Để tiếp tục thúc
đẩy hợp tác đầu tư hơn nữa giữa Việt Nam với Malaysia, cần tạo điều kiện hơn
nữa cho cộng đồng doanh nghiệp các nước cơ hội trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc đẩy
quá trình giao thương và đầu tư.
Tăng cường
các hoạt động xúc tiến đầu tư để phía bạn hiểu hơn về đất nước, con người Việt
Nam nhất là những thuận lợi cũng như cơ hội mới khi đầu tư vào Việt Nam.
Để thúc
đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư, Việt Nam và Malaysia cần trao đổi thông
tin, tổ chức hội thảo về đầu tư, tổ chức các đoàn khảo sát đầu tư và phối hợp
giải quyết các vướng mắc từ khâu cấp phép đến triển khai thực hiện dự án.
Việt Nam
ưu tiên thu hút kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những ngành mà Malaysia có thế
mạnh như các ngành dầu khí, khí ga hóa lỏng, thiết bị điện tử... các dự án sử
dụng nhiều lao động và tài nguyên sẵn có của Việt Nam; các dự án chế biến nông
thuỷ sản
Đặc biệt,
sự thành lập của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 sẽ là cơ hội tốt để
cộng đồng doanh nghiệp các nước trong khu vực nói chung, Việt Nam - Malaysia nói
riêng đẩy mạnh giao thương, tăng cường hợp tác đầu tư.