Trong những năm qua, Chính
phủ đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội và đã từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển. Nguồn lực
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của
Nhà nước, đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, khu công nghiệp,
khu đô thị mới ngày càng gia tăng. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành,
kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng.
Tuy nhiên, đánh giá chung
của các nhà đầu tư nước ngoài về hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối. Đây được coi là điểm nghẽn của
quá trình phát triển. Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải. Hạ tầng xã hội
thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng
được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục. Hạ tầng
thông tin phát triển chưa đi đôi với quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả. Nhiều
công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí cao. Công tác quản lý, khai
thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng còn yếu, hiệu quả thấp.
1. Chương trình hành động của Chính
phủ
a) Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 về Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về
xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020.
b) Cụ
thể, về hạ tầng giao thông, tập trung nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A lên 04 làn
xe, hoàn thành tuyến Hà Nội - Cần Thơ năm 2016; ưu tiên hiện đại hóa tuyến đường
sắt Bắc - Nam hiện có,...
Đối
với hạ tầng cung cấp điện, Chính phủ tập trung đầu tư thực hiện đúng tiến độ
các nhà máy thủy điện, nhiệt điện theo Quy hoạch điện 7, ưu tiên các nhà máy có
công suất trên 1.000 MW; đặc biệt ưu tiên đẩy nhanh đầu tư xây dựng các nhà máy
điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II để đến năm 2020, đưa một số tổ máy
điện hạt nhân vào vận hành.
Phát
triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình
trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu cho lao động các khu công
nghiệp; xây dựng hạ tầng thương mại, các siêu thị và trung tâm thương mại,
trung tâm mua sắm tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, các đô thị lớn.
Ngoài
ra, Chính phủ cũng đặt ra các nhiệm vụ cụ thể đối với việc phát triển hạ tầng
thông tin; giáo dục, đào tạo; khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế, văn hóa, thể
thao, du lịch; thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu...
c)
Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng
của nhà đầu tư để đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
theo mục tiêu của Nghị quyết (giai đoạn 2011 - 2015 cần 480.000 tỷ đồng; giai
đoạn 2016 - 2020 cần 730.000 tỷ đồng). Trong đó đặc biệt chú trọng việc huy động
các nguồn vốn ngoài ngân sách theo hình thức BOT, PPP... tìm hướng đi mới cho đầu
tư hạ tầng giao thông. Nhiều dự án được chuyển đổi từ vốn Nhà nước sang đầu tư
BOT như QL1 đoạn Nghi Sơn - Cầu Giát, đoạn Nam Bến Thuỷ - Hà Tĩnh; QL91; Cầu Mỹ
Lợi…
2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với
đầu tư cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.
Hệ thống pháp luật liên quan tới đầu
tư trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng đang được củng cố và hoàn thiện. Trong thời
gian vừa qua, nhiều Luật và quy định liên quan trực tiếp đến đầu tư và xây dựng
đã được Quốc hội và Chính phủ Việt Nam ban hành như: Luật Đầu tư công, Luật Đấu
thầu, Luật Đất đai... và đang gấp rút sửa một loạt các văn bản quan trọng khác
như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản,...
Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác Công - Tư (PPP). Những lĩnh vực cơ sở
hạ tầng được đặc biệt khuyến khích đầu tư bao gồm: xây dựng, vận hành công
trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản
lý các công trình: đường bộ, cầu, hầm và các công trình tiện ích có liên quan;
đường sắt, đường xe điện; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, bến phà; nhà
máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; nhà máy điện,
đường dây tải điện và các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu
tư:
Nhiều chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng
đất, và các hình thức hỗ trợ của Chính phủ đang được áp dụng nhằm khuyến khích
nhà đầu tư đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng (tuỳ theo quy mô, tính chất, hình
thức đầu tư,...).
3.1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh nghiệp đầu tư phát triển đầu
tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ,
đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình
cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định được
hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm và được miễn thuế trong 4 năm, và
giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần
đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài
nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Về thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp được miễn thuế với
hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3.3. Về
ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất:
a) Miễn tiền thuê đất suốt thời hạn dự
án đối với:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt
ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp
dịch vụ hàng không trừ đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ
hàng không.
- Đất xây dựng công trình cấp nước bao
gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới
đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước
(nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).
- Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng
chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai..
b) Miễn tiền thuê đất
có thời hạn đối với:
- Tất cả
các dự án đầu tư trong giai đoạn xây dựng cơ bàn, nhưng không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất,
thuê mặt nước.
- Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục
lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh
tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
- Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư
vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Mười một (11) năm đối với dự án đầu
tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư
thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh
mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn.
- Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc
Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư
được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
c) Về chính sách ngoại hối ngân hàng: doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ ở
các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai. Đối với những dự án
quan trọng, có tính chất quyết định đến việc phát triển kinh tế, Nhà nước đảm bảo
cân đối đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp ĐTNN được thế chấp
giá trị tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng hoạt động tại Việt
Nam để vay vốn.
d) Về chính sách lao động: doanh nghiệp được quyền trực tiếp tuyển
dụng lao động và tự thỏa thuận về mức lương với người lao động trên cơ sở mức
lương tối thiểu do Nhà nước Việt Nam quy định.
e) Về các hỗ trợ khác của Chính phủ
trong chính sách xúc tiến phát triển kết cấu hạ tầng: Trong các dự án kết cấu hạ tầng, mặt bằng dự án sẽ được
chuyển giao cho các nhà đầu tư sau khi đã được giải phóng hoặc hỗ trợ chi phí
phát sinh cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư. Hỗ trợ phí sö dụng trong những vùng có điều kiện khó
khăn đối với nhà đầu tư để rút vốn. Hỗ trợ các chi phí liên quan tới việc thiết
kế, khảo sát và tiến hành nghiên cưu khả thi dự án.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ,
bí quyết kỹ thuật, quy trnh cụng nghệ, dịch vụ kỹ thuật để thực hiện Dự án được
miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ và thu nhập từ tiền bản
quyền. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, tùy theo tính chất Dự án, Chính phủ
chỉ định cơ quan có thẩm quyền thay mặt Chính phủ bảo lãnh vốn vay, cung cấp
nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các nghĩa vụ hợp đồng khác cho Nhà đầu tư,
Doanh nghiệp Dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện Dự án được xác
định trong Hợp đồng Dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước độc
quyền bán nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp Dự án. Các hình
thức hỗ trợ khác như: hỗ trợ thu phí dịch vụ, bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ
cân đối ngoại tệ,... cũng được Chính phủ VN có biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
4. Ban hành Danh mục quốc gia các dự án thu hút đầu
tư nước ngoài.
Để tạo
thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận với các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng, Chính phủ và các cơ quan trung ương và địa phương đã xây dựng
nhiều danh mục dự án kêu gọi đầu tư, cung cấp các
thông tin cơ bản về các dự án này. Ngày 29/4/2014,
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định ban hành Danh mục 127 dự án quốc
gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020. Trong đó, nhóm dự án về kết
cấu hạ tầng kỹ thuật gồm 51 dự án thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao
thông (đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển); hạ tầng năng
lượng; hạ tầng đô thị (gồm giao thông, cấp nước, xử lý chất thải rắn đô
thị) và hạ tầng khu công nghiệp được kêu gọi đầu tư nước ngoài. Về
kết cấu hạ tầng xã hội có 20 dự án thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giáo dục và đào
tạo; hạ tầng y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch.
Riêng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, ngày
11/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 412/QĐ-TTg phê duyệt
Danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu đến
năm 2020 với dự kiến tổng mức đầu tư là 67,575 tỷ USD, trong đó: đường bộ hơn
20 tỷ USD, đường sắt 43,2 tỷ USD, đường biển 584 triệu USD, hàng không 2,6 tỷ
USD. Bộ Giao thông vận tải cũng đã có quyết định số 2667/QĐ-BGTVT ngày
30/8/2007 về việc phê duyệt Danh mục dự án gọi vốn đầu tư theo hình thức BOT
trong ngành giao thông vận tải. Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố cũng đã công bố
Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT tại địa phương mình.
Đỗ Văn Sử