Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban
hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Danh mục
cấm nhập khẩu được lập dựa trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi. Và Danh mục cấm nhập khẩu được xây
dựng, bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ thông tin
và các quy định khác của pháp luật theo từng thời kì (Điều 3 Thông tư
31/2015/TT-BTTTT).
Cũng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 31, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cho phép nhập khẩu
sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học (bao gồm các hoạt động: nghiên cứu khoa
học; làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển sản phẩm và kiểm thử trong hoạt động sản xuất). Hồ sơ, thủ
tục đề nghị nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể tại Thông tư.
Ngoài ra, Thông tư 31/2015/TT-BTTTT cũng quy
định về điều kiện thực
hiện hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sản phẩm công nghệ thông tin đã
qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài, theo đó hoạt động này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản
1 Điều 36 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 của Chính phủ như: (1) Là tổ chức được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(2). Có
phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình gia công, bảo đảm
không gây ô nhiễm môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương nơi
thực hiện hoạt động phê duyệt; (3) Tái xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài sau quá trình gia công,
không được phép tiêu thụ tại Việt Nam; (4) Được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép thực hiện hoạt động gia công.
Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015. Thông tư này thay thế Thông
tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
cấm nhập khẩu.