BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 22/01/2025
Chính sách đầu tư vào
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành “Kinh doanh dịch vụ logistics”
Thứ Ba, 02/11/2021 09:35
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành “Kinh doanh dịch vụ logistics”

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực “Kinh doanh dịch vụ logistics” thì cần phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường như sau:

I. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần CPC 7411) thuộc Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Quy định tại các Hiệp định và Pháp luật Việt Nam

Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần CPC 7411) thuộc Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải: Được phép cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 50%

Riêng VJEPA, VKFTA, EVFTA bổ sung thêm quy định: Có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ công hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này

Căn cứ pháp lý:

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP

-   Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

-   Nghị định số 37/2017NĐ-CP ngày 04/4/2017 về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

-   Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

II. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

1.  Quy định tại các Hiệp định

Dịch vụ thông quan" (hay "dịch vụ môi giới hải quan")[1]: thành lập liên doanh mà không hạn chế phần vốn sở hữu của phía nước ngoài

2.  Pháp luật Việt Nam:

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Căn cứ pháp lý:

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP

- Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

III. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải (Một phần CPC 749)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Quy định tại các Hiệp định và Pháp luật Việt Nam

Cho phép thành lập liên doanh mà không hạn chế phần vốn sở hữu của phía nước ngoài.

Riêng AFAS, EVFTA: không hạn chế

Căn cứ pháp lý:

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP

- Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

IV. Dịch vụ vận tải đa phương thức

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Pháp luật Việt Nam:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật (SDR là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế phát hành).

b) Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;

- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương

Căn cứ pháp lý:

-   Nghị định số 144/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức.

-   Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức.



[1] là các hoạt động bao gồm việc thay mặt một bên khác thực hiện các thủ thục hải quan liên quan tới xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa, dù dịch vụ này là hoạt động chính hay chỉ là một phần bổ sung thông thường trong hoạt động chính của nhà cung cấp dịch vụ.

Số lượt đọc: 3742
Tin khác
Thông báo