Điều kiện hạn chế tiếp cận thị
trường:
1. Quy định tại các Hiệp định:
Dịch vụ pháp lý (CPC 861,
không bao gồm: tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho
khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng
liên quan tới pháp luật Việt Nam): Tổ
chức luật sư nước ngoài
được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Chi nhánh của tổ chức
luật sư nước ngoài.
- Công ty con của tổ chức
luật sư nước ngoài.
- Công ty luật nước ngoài.
- Công ty hợp danh giữa tổ
chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước
ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu
luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu
cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
2. Pháp luật Việt Nam
- Cam kết và bảo đảm có
ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật
nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời
gian liên tục mười hai tháng (Khoản 2 Điều 68 Luật sửa đổi Luật Luật sư năm
2012)
- Phạm vi hoạt động của tổ
chức hành nghề luật sư nước ngoài liên quan đến sở hữu trí tuệ: ”Không được
kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, dịch vụ đại diện quyền đối với
giống cây trồng, dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ”.
Căn cứ pháp lý:
-
WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP
- Luật Luật sư năm 2006
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012
- Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009