Đối với
Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Quốc hội đã thông qua với 86,12% số phiếu tán thành.
Luật bao gồm 10 chương, 213 điều, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý,
tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (gọi chung là doanh
nghiệp); quy định về nhóm công ty; trình tự đăng ký doanh nghiệp; nội dung Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tài sản góp vốn…
Điểm mới của Luật Doanh nghiệp sửa
đổi là bãi bỏ đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh
doanh. Theo đó, doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động
kinh doanh.
Đối với
Luật Đầu tư sửa đổi, Quốc hội cũng đã thông qua trong sáng nay. Luật gồm 7
chương, 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư
kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điểm mới
nhất của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) lần này là sự thay đổi phương pháp tiếp cận
khi làm luật, thay vì “chọn cho” (nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật), đã
chuyển sang cách “chọn bỏ” (quy định những gì cấm, còn lại thì doanh nghiệp,
nhà đầu tư được phép đầu tư, kinh doanh theo quy đinh của pháp luật).
Luật Đầu
tư (sửa đổi) cũng bổ sung ngành, nghề
cấm đầu tư kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Sau
khi xem xét, cân nhắc Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo thu hẹp từ 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ xuống còn 6
ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện (quy định tại Điều
6 của dự thảo Luật).
Tất cả 6
ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật đầu tư
để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân.