Xét về lĩnh vực đầu tư,
trong 11 tháng 2014, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 119
dự án cấp mới (621 triệu USD) và 81 dự án tăng vốn (734 triệu USD), tổng vốn
cấp mới và tăng thêm là 1,356 triệu USD, chiếm 95% tổng vốn FDI tại Bình Dương.
Các dự án còn lại tập trung vào lĩnh vực như vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú
và ăn uống, bán buôn, bán lẻ, thông tin và truyền thông.
Xét về đối tác đầu tư, Nhật
Bản đứng thứ nhất với 30 dự án cấp mới (129 triệu USD) và 18 dự án tăng vốn (256
triệu USD), tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 385 triệu USD, chiếm 27%
tổng vốn FDI tại Bình Dương. Đứng thứ hai là Hồng Kông với 14 dự án cấp mới (171 triệu USD) và 5 dự án
tăng vốn (93 triệu USD) với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 264 triệu
USD, chiếm 18,6% tổng vốn FDI tại Bình Dương. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với 24 dự án cấp mới (97 triệu USD) và 13 dự án
tăng vốn (15 triệu USD) với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 113 triệu
USD, chiếm 8% tổng vốn FDI tại Bình Dương.
Có thể thấy, trong 11 tháng
qua, các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất ở Bình Dương đã tăng lên, chiếm 52% tổng
vốn FDI của thành phố. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương hoạt
động tốt và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tại địa phương. Đặc biệt,
các doanh nghiệp FDI của Nhật
Bản
thực hiện nhiều việc tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Bình
Dương,
cho thấy doanh nghiệp càng việc tin tưởng vào môi
trường đầu tư, kinh doanh tại địa
phương.
Xét về hình thức đầu tư,
theo thống kê cho thấy chủ yếu các dự án FDI tại Bình Dương thực hiện theo hình
thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 98,3% tổng vốn FDI tại Hà Nội. Các dự án còn
lại thực hiện theo hình thức liên doanh.
Tính lũy kế đến tháng
11/2014, Bình Dương đã thu hút được khoảng 2.500 dự án với tổng vốn đầu tư là 20 tỷ
USD, chiếm 14,4 % tổng số dự án và 8% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam, đứng thứ 5/101
tỉnh, thành phố có ĐTNN (sau TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng
Nai).