BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tình hình đầu tư
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế bền vững của đất nước
Thứ Ba, 11/10/2016 02:26

Sau gần 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đến nay khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã trở thành bộ phận của nền kinh tế, là khu vực phát triển năng động nhất và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích to lớn đã đạt được, FDI cũng đã bộc lộ một số những hạn chế. Điểm lại những thành tích, chỉ ra những tồn tại hạn chế nhằm tăng cường hiệu quả của nguồn vốn FDI, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước là một đòi hỏi đối với công tác quản lý nhà nước về FDI.

ĐTNN đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội

Tính đến hết tháng 6 năm 2016, cả nước có 21.398 dự án FDI còn hiệu lựcvới tổng vốn đăng ký đạt gần 293 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự ánĐTNN ước đạt khoảng 146 tỷ USD (bằng 49,9% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Cácnhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến vàchế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,26% vốn đăng ký), kinh doanh bất động sảnđứng thứ hai (chiếm 18% tổng vốn đăng ký) và các ngành khác.

Đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đóHàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 5.211 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký48,5 tỷ USD (chiếm 16,7 % tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ 2 với 3.171 dự áncòn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 39,8 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư). ĐTNNđã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh dẫn đầuvới 6.335 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 43,68 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng vốnđăng ký. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 2 với 331 dự án, vốn đăng ký 26,9 tỷ USD,chiếm 9.2% tổng vốn đăng ký của cả nước.

           ĐTNN đã tạo ra một phương thứcthu hút đầu tư mới,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, “khơi dậy” và nâng cao hiệu quảsử dụng các nguồn lực trong nước. Giai đoạn 2011- 2015 FDI đã đóng vai trò quantrọng trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, chiếm 25% tổng vốn đầu tưtoàn xã hội. Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng từ 2% (năm 1992)lên 20,1% (năm 2015).

Góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Trướcnăm 2001, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đã đóng góp 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Từ năm 2003,xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhântố chính thúc đẩy xuất khẩu. Giaiđoạn 2011-2015, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 65,2% tổng xuất khẩu của cả nước;riêng năm 2015 chiếm 70,5%. Bên cạnh đó, ĐTNN còn làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩutheo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọnghàng chế tạo. Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của khu vựcĐTNN. Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ còn khoảng7%.

Đóng gópđáng kể vào nguồn thu ngân sách với giá trị nộp ngânsách tăng từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (giai đoạn 2001-2010). Giai đoạn2011-2015, thu ngân sách từ khu vực ĐTNN đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổngthu ngân sách . Đến năm 2015 khu vực ĐTNN đã đóng góp vào thu ngânsách khoảng 5,8 tỷ USD, chiếm 19,47% tổng thu nội địa và chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước.

 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, 58,2% vốnĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, tạo ra trên 50% giá trịsản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực củanền kinh tế như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, ximăng…ĐTNN góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạnghóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một sốcông nghệ tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao. Trong lĩnh vực dịch vụ, ĐTNN đã tạo nên một số ngành dịch vụ chất lượng caonhư  ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vậntải biển, logistic, khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê....

Tạo việc làm, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực và thayđổi cơ cấu lao động. Tính đến nay khu vực ĐTNN tạora trên 3,5 triệu lao độngtrực tiếp và khoảng 4 - 5 triệulao động gián tiếp. Doanh nghiệp ĐTNN được xem là tiên phong trong việc đào tạo tạichỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ củacông nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Một bộ phận trong đó đã có năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thếchuyên gia nước ngoài.

 

Nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, đặc biệt là trong một số ngành như dầu khí, điện tử,viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo ô tô, xe máy và dệt may, giày dép. Trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất. Bên cạnhđó, ĐTNN có tác động lan tỏa công nghệ đến các khu vực khác của nền kinh tế (tạosức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quảsản xuất).

Hội nhập kinhtế quốc tế, nâng caonăng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình cảicách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường.

Một số hạn chế của khu vực FDI

Bên cạnh những kết quả đã đạtđược như đã nêu trên, chúng ta cũng đã nhận diện ra những hạn chế của khu vựcĐTNN và đang tích cực có những giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạngnày.

Tỷ lệ việc làm mới được tạo ra chưa tương xứng (chỉ chiếm 3,9% trong tổng số lao động có việc làm). Thu nhập bình quân của người lao động khu vựcĐTNN chỉ cao hơn chút ít so với khu vực tư nhân. Vẫn còn có nhiều vụ đình công,tranhchấp liên quan đến lao động, tiền lương.

Chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ (côngnghệ cao, công nghệ nguồn) và chuyển giao công nghệ.

Địnhhướng thu hút ĐTNN theo ngành, đối tác còn hạn chế, cụ thể là: ĐTNN chủ yếu tập trung vào lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóathấp; giá trị xuất khẩu thựchiện theo hình thức gia công, sử dụng nhiều lao động. Giá trị gia tăng tạo ratại Việt Nam thấp; công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư vào bất độngsản còn cao (chiếm 24% tổng vốn ĐTNN đăng ký) tronng khi đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp còn thấp (hiện nay chỉ chiếm 1,6% vốn ĐTNNđăng ký). Số dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quá ít.

 Bên cạnh các dự án đầu tư quy mô lớn, cácdự án FDI là dự án quy mô nhỏ, số lượng dự án dưới 5 triệu USD vẫn chiếm tới 75,9% số dự án nhưng chỉ chiếm 5,7% tổngvốn đầu tư, dự án dưới 1 triệu USD chiếm 45,1% số dự án và chỉ 1% tổng vốn đầutư (số liệu chi tiết kèm theo).

Hiệu ứng lan tỏachưa cao, thậm chí ở một số lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phân phối, doanh nghiệp ĐTNNcòn cạnh tranh, lấn át doanh nghiệp trong nước.    

Có hiện tượng doanh nghiệp ĐTNN áp dụngthủ thuật chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại. Một số doanh nghiệp ĐTNNvi phạm quy định về môi trường.


Giải pháp thu hút FDI cho pháttriển bền vững

Đề phù hợp với tình hình mới, Chính phủ đã có Nghịquyết 103/NQQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sửdụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Theo đó, thuhút đầu tư có chọn lọc , đi vào chiều sâu và có tính lan toả cao với trọng tâmlà thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, có giá trị gia tăngcao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh; các dự án sản xuấthàng xuất khẩu; các dự án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Loại dự án tiềmẩn gây ô nhiễm môi trường, những dự án có quy mô vốn thấp nhưng sử dụng diệntích đất lớn, những dự án khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên môi trường vàcông nghệ lạc hậu, những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng.. sẽ được xem xét mộtcác cẩn trọng. Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào đối tác có tiềm năng tàichính, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,Hoa Kỳ, Châu Âu.. . Các giải pháp cụ thể là:

 

Thứnhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, côngkhai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnhtranh so với các nước trong khu vực; tăng cường khung pháp lý bảo hộ nhà đầu tưphù hợp với thông lệ quốc tế;  hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ caovà phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập khẩu.

 Thứhai, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư:  hoạt động XTĐT cần gắn với mụctiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăngcường XTĐT đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia; đồng thời, chú trọng XTĐT đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đốivới các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng đầu tư vào Việt ;đặc biệt việc XTĐT cũng tập trụng chú trọng vào các dự án FDI có chất lượng,đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững; nói không với những dự án tiềm ẩnnguy cơ ô nhiệm môi trường và công nghệ lạc hậu.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt công táccải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Đây là những điều kiện tiền đề rất quan trọng cho việc thu hút cũng nhưnâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án ĐTNN trong thời gian tới. Về cơ sở hạtầng thì cần huy động mọi nguồn lực để thực hiện “Chương trình kết cấu hạ tầngđồng bộ đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hướng các dự án nàyđầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT và PPP. Về nguồn nhân lực: khẩn trương triểnkhai các chương trình hành động để phát triển nguồn nhân lực; triển khai việcđào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp.

Thứ tư,cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Tiếp tục triển khai đối thoại chính sách với các nhà đầu tư, doanh nghiệpthông qua Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam. Triển khai tốt Sáng kiến chung ViệtNam – Nhật Bản và các mô hình hỗ trợ nhà đầu tư như đối thoại chính sáchKeidanren, Japan Desk, Korea Desk, Ichi Desk,…..

Thứnăm, làm tốt công tác quy hoạchbao gồm quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sảnphẩm,.... để làm căn cứ thu hút FDI. Đồng thời với việc hoàn thiện quy hoạch,Bộ KHĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp đồng bộnhằm đảm bảo việc thực thi các quy hoạch này như phải có kế hoạch đầu tư hạtầng, cung cấp điện, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực,... Làm tốt công tác quyhoạch sẽ giúp thu hút được dự án ĐTNN có chất lượng, theo đúng trọng tâm, trọngđiểm và định hướng.

Thứ sáu, cải thiện khâu thực thi pháp luật: tăng cường năng lực bộ máy thực thi của các địaphương. Cải cách  thủ tục và bộ máy hànhchính theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ.  Gắntrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với việc thực thi không đúng quy địnhcủa pháp luật (cấp GCNĐK không đúng về ưu đãi đầu tư, ngành nghề kinh doanh; xửlý thiếu nhất quán dẫn đến khiếu kiện,..…). Thường xuyên theo dõi, giám sát,kiểm tra việc thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý địa phương để có biệnpháp nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời.

Thứ bảy, tăngcường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ĐTNN:  Các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương thực hiện đầy đủ chức năng hậukiểm theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt lưu ý đến những vấn đề bức xúchiện nay (đầu tư chui, việc thực thi quy định luật mới,...). Hoàn thiện quyđịnh của pháp luật về tranh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư. nhằm xửlý dứt điểm các dự án không triển khai thực hiện, dự án nhà đầu tư bỏ trốn. Tăngcường sử dụng các công cụ tài chính (báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập),cơ chế giám định, cơ chế định giá... để nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạtđộng đầu tư.

Với những giải pháp đồng bộ nêu trên cộng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ vàsự quyết tâm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, chúng ta hoàn toàn tintưởng rằng, lĩnh vực FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vớiphương châm thu hút đầu tư có chọn lọc, có tính lan toả, hiệu quả cao và pháttriển

Cục Đầu tư nước ngoài

Số lượt đọc: 332
Thông báo