1. Tình hình hoạt động:
Vốn
thực hiện:
Tính
đến ngày 20/08/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải
ngân được 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)
trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 79,572 tỷ
USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 70,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất
khẩu không kể dầu thô trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 78,099 tỷ USD, tăng 8,1% so với
cùng kỳ 2015 và chiếm 69,6% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập
khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 64,386 tỷ
USD, bằng 99,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,6% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 15,186
tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 13,713 tỷ USD không kể dầu thô.
2. Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Theo số liệu của
hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 8 năm 2016 cả
nước có 1.619 dự án mới được cấp GCNĐT với
tổng vốn đăng ký là 9,795 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2015. Đến 20
tháng 08 năm 2016, có 770 lượt dự án đăng ký điều
chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,571 tỷ USD, bằng 83,7% so
với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung
trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 14,366 tỷ
USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo
lĩnh vực đầu tư:
Trong 8
tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong
đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự
quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 678 dự án đầu tư đăng ký mới và 551 lượt
dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 10,53 tỷ USD, chiếm 73,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8
tháng. Lĩnh vực hoạt động
kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 34 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 836,2 triệu USD, chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh
vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 622,3 triệu USD,
chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư..
Theo
đối tác đầu tư:
Tháng 8
tháng đầu năm 2016 có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,8
tỷ USD, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai
với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,679 tỷ USD, chiếm 11,6%
tổng vốn đầu tư đăng ký; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 1,46 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư.
Theo
địa bàn đầu tư:
Trong 8
tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong
đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 30 dự án cấp mới và 21
lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,02 tỷ
USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 1,782 tỷ USD, chiếm 12,4%. Tiếp theo là Đồng Nai, Bình Dương
với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,59 tỷ USD và 1,38 tỷ
USD.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 8
tháng đầu năm 2016 là:
- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016,
tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với
mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di
động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....
- Dự án
Thành phố Amata Long Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 309,3 triệu USD do nhà đầu
tư Thái Lan đầu tư với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ theo quy
hoạch tại Đồng Nai.
- Dự án Trung
tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển
khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn
thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.
- Dự án Seoul Semiconductor Vina, tổng vốn đầu tư đăng
ký 300 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu nghiên
cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp và gia công bóng LED (LED Chip), gói LED
(LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện LED (LED components), mô – đun
LED (LED module)
- Dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn
2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD với mục tiêu sản xuất điện từ năng
lượng gió cung cấp vào lưới điện quốc gia; góp phần ổn định việc cung cấp điện
cho nền kinh tế.
- Dự án Midtown, tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do
Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh.
3. Tình hình đầu tư nước ngoài
của các nước ASEAN tại Việt Nam
Trong
8 tháng đầu năm 2016, đã có 208 dự án cấp mới từ các nước khu vực ASEAN vào
Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,23 tỷ USD và 99 lượt dự án điều chỉnh
vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 536,7 triệu USD. Tính chung trong 8 tháng
năm 2016, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nước ASEAN vào Việt Nam là
2,768 tỷ USD, chiếm 19,27% tổng vốn đầu tư của tất cả các đối tác có đầu tư tại
Việt Nam trong 8 tháng.
Trong
8 tháng năm 2016, các dự án của các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam tập
trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo với 63 dự án cấp mới và 54
lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt 1,45
tỷ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hoạt động kinh doanh bất động sản
đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 559 triệu USD,
chiếm 20,1%. Tiếp theo là các lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải và nghệ
thuật vui chơi, giải trí với tổng vốn đầu tư lần lượt là 229 triệu USD và 185,8
triệu USD.
Trong
các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2016, Singapore là
nước dẫn đầu với 127 dự án cấp mới và 59 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn
đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,675 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn đầu tư đăng
ký của cả khu vực tại Việt Nam. Tiếp theo là Thái Lan (414 triệu USD, chiếm 14,9%);
Malaysia (376,7 triệu USD, chiếm 13,6%); Brunei (275 triệu USD, chiếm 9,9%).
Một số ít dự án còn lại thuộc Indonesia, Lào và Campuchia.
Trong
8 tháng năm 2016, các nước khu vực ASEAN đã đầu tư tại 32/63 tỉnh, thành phố
trên cả nước. Với 7 dự án cấp mới và 13 lượt dự án điều chỉnh vốn, Đồng Nai là
địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong 8
tháng năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 537 triệu USD, chiếm
19,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội xếp thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 510 triệu USD, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình
Dương, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang,…
Bảng số liệu: FDI 8T.2016