Trong khi đó, nhập khẩu
của khu vực ĐTNN 11 tháng năm 2015 đạt 90 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm
2014 và chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 11 tháng năm 2015,
khu vực ĐTNN xuất siêu 1,5 tỷ USD (trong khi cả nước nhập siêu 3,7 tỷ USD)
Về xuất khẩu: các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là các mặt hàng điện thoại các loại và linh
kiện (28 tỷ USD), dệt may (20 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
(14 tỷ USD), giày dép (13 tỷ USD). Có thể thấy, đây cũng là các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong
lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện, khu vực đầu tư nước ngoài
gần như chiếm thế độc tôn, điển hình là dự án sản xuất điện thoại của Samsung.
Về nhập khẩu: các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy móc thiết bị và phụ tùng (25 tỷ USD), máy
tính và linh kiện điện tử (21 tỷ USD), điện thoại và linh kiện (10 tỷ USD), vải
các loại (9 tỷ USD), sắt thép các loại...
Nhìn chung, khu vực FDI đã
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất
khẩu trong những năm qua. Với các lợi thế về thị trường, vốn và công nghệ thì rõ ràng các doanh nghiệp FDI luôn
có những ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều vấn đề liên quan đến giá trị gia tăng trong thành tích xuất khẩu của các
doanh nghiệp FDI, bởi thực tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đều là các mặt
hàng gia công, lắp ráp. Do vậy, xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu nguyên vật liệu
cũng lớn. Tuy vậy, không thể không công nhận thành tích cũng như đóng góp của
các doanh nghiệp FDI trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong các
lĩnh vực công nghệ cao.
Chủ trương khuyến khích FDI
hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường
quốc tế, nâng cao rõ rệt năng lực xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong công
nghiệp, qua đó, giúp Việt Nam từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi
giá trị toàn cầu.