Trong 10
tháng năm 2015, Bắc Ninh đứng đầu trong khu vực với 113 dự án cấp mới (94 triệu
USD vốn đăng ký cấp mới) và 87 lượt dự án tăng vốn (3,4 tỷ USD vốn đăng ký tăng
thêm), tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 3,5 tỷ USD. Trong đó, Bắc Ninh có Dự án
Công ty SamSung Display Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu tư tăng thêm là 3
tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN Bắc Ninh.
Xét về số dự án, Hà Nội là địa phương thu hút
được nhiều dự án nhất trong vùng với 303 dự án cấp mới (791 triệu USD vốn đăng
ký cấp mới) và 41 lượt dự án tăng vốn (111 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm).
Tiếp theo, là các tỉnh Hải Phòng (tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 766 triệu
USD), Quảng Ninh (435 triệu USD), Vĩnh Phúc (398 triệu USD), Hải Dương (395
triệu USD). Các địa phương như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình
có kết quả thu hút FDI hạn chế hơn.
Tính
lũy kế cho đến nay, các tỉnh, thành phố trong khu vực thu hút được hơn 5.800 dự
án với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 70 tỷ USD, chiếm 30% tổng số dự án và 26%
tổng vốn đầu tư của cả nước.
Có thể thấy, kết quả thu hút FDI tại các tỉnh, thành phố khu vực đồng
bằng sông Hồng trong thời gian qua đã có nhiều điểm sáng tích cực. Ngoài các
địa phương đã có truyền thống và thế mạnh về thu hút FDI như Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hải Phòng thì trong vài năm qua, một số địa phương đã vươn lên mạnh mẽ và thu
hút được nhiều dự án FDI lớn, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Điển hình trong khu vực đồng bằng sông Hồng có thể kể đến Bắc
Ninh. Bắc Ninh đã thu hút được nhiều tập đoàn có danh tiếng trên thế giới trong
lĩnh vực điện tử, viễn thông như Canon, Samsung, P&Tel, Sumitmoto, ABB,
Nokia đầu tư tại địa bàn và đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả, điển
hình là 2 dự án Samsung tại Bắc Ninh, có tổng vốn đăng ký lên tới 6,5 tỷ USD; đã
có tác động tích cực đến xuất khẩu cũng như tạo công ăn việc làm cho lao động
tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, Hải Dương cũng được đánh giá là địa phương biết tận dụng
các lợi thế của mình để thu hút được các dự án FDI hiệu quả vào tỉnh. Có thể nói, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách
khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, chú trọng công tác
quy hoạch các cụm và khu công nghiệp.
Nhìn chung, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng
được đánh giá là có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực... để thu
hút nguồn vốn FDI. Bên cạnh các địa phương đã có thành tựu trong công tác thu
hút FDI trong thời gian qua thì một số tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa chủ động
trong công tác xúc tiến và quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh cũng như lợi
thế của địa phương để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, khu
vực đồng bằng sông Hồng cần có định hướng, chính sách thu hút FDI hướng tới các
ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, tạo đột phá và tăng sức cạnh tranh của
tỉnh.