BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Ba, 24/12/2024
Tình hình đầu tư
Việt Nam cần thay đổi thế nào để thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu với kinh tế thế giới
Thứ Hai, 17/04/2017 11:16
Việt Nam cần thay đổi thế nào để thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu với kinh tế thế giới

Việc hội nhập phải đồng bộ trên các phương diện: cam kết quốc tế,chính sách kinh tế, pháp luật, bộ máy quản lý, trình độ cán bộ, hạ tầng quản lý; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp vớicách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra (thông tin hoá); tiếp tụcthực hiện ba đột phá chiến lược là thể chế, nhân lực và hạ tầng; nângcao năng lực thực thi pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh tạo môi trường đầutư,kinh doanh thuận lợi cũng như thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm cam kết quốctế.

Câu hỏi 1: Theo quan sát của ông, hiệnnay Việt Nam có những điểm mạnh gì trong thu hút FDI?  Đâu là lĩnh vực mà thu hút được nhiều nhất đầutư nước ngoài?

Theo tôi, Việt Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI, mà các nhàđầu tư nước ngoài rất quan tâm. Thứ nhất, tình hình an ninh, chính trị ổn địnhlà điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tạiViệt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thếgiới vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nềnkinh tế ở khu vực phía tây Bán đảo Đông Dương. Thứ ba, với số dân 92 triệungười, Việt Nam có lợi thế lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng với chiphí lao động rất cạnh tranh. Thêm vào đó, với 12 hiệp định thương mại tự do thếhệ mới, và việc Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), là cơ hội tốtđể kết nối Việt Nam với thị trường hơn 600 triệu dân của khu vực và thị trườngthế giới. Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiệngắn với hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạtđộng lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giátrị toàn cầu một cách thuận lợi.

Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài xem là thế mạnh của Việt Nam là lĩnhvực công nghiệp chế biến, chế tạo.Tính đến nay, lĩnh vực này thu hút nhiều nhấtnhà đầu tư nước ngoài với 11.833 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng  ký đạt trên 175 tỷ USD (chiếm 51,6% tổng sốdự án và 58,9% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam). Cơ cấu đầu tư như vậy được đánh giá theo hướng tích cực, và có tác độngmạnh đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủtrương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Trong thời gian tới, ViệtNam sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút các dự ánđầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiếnhiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên,khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệptrong nước.

Câu hỏi 2: Môi trường kinh doanh Việt Namhiện tại đối với doanh nghiệp FDI thế nào? Việc cải cách môi trường đầu tư đã đạtđược những kết quả như thế nào trong thời gian qua?

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Namkhông ngừng được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch, và phù hợp vớichuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nềnkinh tế thế giới, điều đó sẽ tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong việcthu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gia.

Tôi cho rằng, việc Chínhphủ tập trung chỉ đạo cải cách mạnh mẽ môi trương đầu tư đã tác động rất tích cựcđến khu vực FDI và được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Khu vựcdoanh nghiệp FDI đã và đang có những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những đóng góp đó thể hiện qua nhưng con sốrất cụ thể như: trong những năng gần đây, tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng vốn đầutư toàn xã hội luôn chiếm khoảng 25%;  đóng góp trên 20% vào GDP; nộp ngân sách chiếmtỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách và chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăngtrong tổng kim ngạch xuất của Việt Nam (năm2016 xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 126,28 tỷ USD, tăng 11% so vớicùng kỳ năm; tạo hàng triệuviệc làm cho người lao động.

Thu hút đầu tư nướcngoài vẫn tăng liên tục, từ năm 2013 đến nay vốn FDI đăng ký  hàng năm luôn đạt trên 20 tỷ USD, riêng năm2016, vốn FDI đăng ký đạt gần 27 tỷ USD, tăng hơn 11% với năm 2015,vốn đầu tư thực hiện đạt 15,8% tỷ USD, tăng 10,9%  sovới năm 2015. Các kết quả về sản xuấtkinh doanh, xuất nhập khẩu và nộp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI cũng đạtkết quả tốt.

Bêncạnh những đóng góp có thể lượng hóa được nêu trên thì khu vực ĐTNN còn có tác động lan tỏa đến các khuvực khác của nền kinh tế; khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơcấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoànthiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế….

Câu hỏi 3: Ông nhận định gì về thu hútFDI vào Việt Nam trong năm nay khi Mỹ muốn rút khỏi TPP. Dòng vốn FDI vào ViệtNam có bị ảnh hưởng gì không và như thế nào?

Cần phải nhìn nhận rằng, tiến trình hội nhậpvà những cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tụcdiễn ra dù TPP có được tất cả các nước tham gia phê chuẩn và thực hiện haykhông. Trên diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định:'Chúng ta còn nhiều hiệp ước kinh tế khác, đảm bảo quá trình hội nhập kinhtế thế giới. Không tham gia TPP hay có tham gia TPP, thì chúng ta vẫn tiếp tụchội nhập sâu rộng với quốc tế”. Bên cạnh TPP, Việt Nam có rất nhiềuhiệp định quan trọng khác đã và đang được ký kết như FTA với các đối tác Liên minh châu Âu (EU), Liên minh Kinh tếÁ – Âu, Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN. Thêm vào đó, việc thu hút các dự án FDI có chất lượng lại phụthuộc chủ yếu vào thể chế, năng lực cạnh tranh của bản thân nền kinh tế ViệtNam, trong đó có thách thức cũng không nhỏ bởi khả năng cạnh tranh của nền kinhtế nước ta còn hạn chế. Do đó, nếu thể chế, môi trường kinh doanh của Việt Namđược cải thiện nhanh thì với các lợi thế, điểm mạnh (đã nêu trên), khả năng thuhút đầu tư FDI của Việt Nam năm 2017 và các năm sau đó vẫn theo xu hướng tăng đều.

Riêng đối với Hoa Kỳ, nếu không có TPP thì quan hệViệt Nam - Hoa Kỳ cũng còn những nền tảng khác, như: Hiệp định thươngmại song phương BTA và những cam kết thông qua WTO. Việc thu hút FDI của cácnhà đầu tư Hoa Kỳ cũng không vì thế mà bị ảnh hưởng nhiều.

Câu hỏi 4: Việt Nam cần thay đổi thế nàođể thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu với kinh tế thế giới, khi những lợi thếkhông còn được như trước?

Tôi cho rằng, trong điều kiện những lợi thế trước đây dần thay đổi, đểthích ứng với bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải giảiquyết tốt một số vấn điểm sau. Thứ nhất, huy động sức mạnh tổng hợp để hội nhậpbao gồm tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các chủ thể, doanh nghiệp, doanhnhân, tri thức. Việc hội nhập phải đồng bộ trên các phương diện: cam kết quốc tế,chính sách kinh tế, pháp luật, bộ máy quản lý, trình độ cán bộ, hạ tầng quản lý.Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp vớicách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra (thông tin hoá). Hơn nữa, tiếp tụcthực hiện ba đột phá chiến lược là thể chế, nhân lực và hạ tầng. Bốn là, nângcao năng lực thực thi pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh tạo môi trường đầutư,kinh doanh thuận lợi cũng như thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm cam kết quốctế. Thêm vào đó, chúng ta phải thực hiện tốt công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp,xây dựng nông thôn mới và giải quyết tốt các vấn đề xã hội



Số lượt đọc: 4294
Thông báo