BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 15/09/2024
Số liệu FDI hàng tháng
Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài Quý I năm 2017
Thứ Sáu, 24/03/2017 10:06
Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài Quý I năm 2017

Tính chung trong Quý I năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.

I. Tình hình ĐTNN luỹ kế tới tháng 3/2017

Tính đến ngày 20/03/2017, cả nước có 23.071 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,57 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,58 tỷ USD (chiếm 17,48% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,9 tỷ USD (chiếm 4,29% tổng vốn đầu tư).

Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỷ USD (chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.

ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 28,2 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa – Vũng Tàu với 27,2 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 26 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).

II. Tình hình thu hút ĐTNN Quý I năm 2017

1. Tình hình hoạt động:

Vốn thực hiện:

Tính đến ngày 20/03/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong Quý I năm 2017 đạt 31,402  tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,81% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong Quý I  năm 2017 đạt 30,748 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 70,3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong Quý I năm 2017 đạt 27,234 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 59,68% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong Quý I năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 4,168 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 3,514 tỷ USD không kể dầu thô.

2. Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Tính đến ngày 20 tháng 03 năm 2017 cả nước có 493 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 2,917 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016; có 223 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,94 tỷ USD, tăng 206,4 % so với cùng kỳ năm 2016 và 1077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị góp vốn là 852,86 triệu USD, tăng 171,5% so với cùng kỳ 2016.

Tính chung trong Quý I năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71  tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong Quý I năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 6,54 tỷ USD, chiếm đến 84,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong Quý I. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 343,69 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 296,8 triệu USD, chiếm 3,85% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư:

Trong Quý I năm 2017 có 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 3,74 tỷ USD, chiếm 48,61% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 910,8 triệu USD, chiếm 11,81% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD, chiếm 10,68% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư:

Trong Quý I năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 2,61 tỷ USD, chiếm 33,86% tổng vốn đầu tư. Binh Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký  là 1,39 triệu USD, chiếm 18,04% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký gần 600 triệu USD chiếm 7,78% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án lớn được cấp phép trong Quý I năm 2017 là:

- Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh;

- Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD;

- Dự án nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư 319,8 triệu USD.

- Dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore III, tổng vốn đầu tư 284,75 triệu USD do Singapore đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

- Dự án nhà máy sản xuất Tole Panel, tổng vốn đầu tư 269,54 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư với mục tiêu nhập khẩu nguyên vật liệu ngành Tole panel, Inox để gia công, sản xuất các sản phẩm Tole panel, Inox chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại Bình Phước.

- Dự án nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh.

- Dự án sản xuất sợi lốp KVT-1 với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD do Kolon Industries Inc đầu tư tại Bình Dương.
Bảng số liệu: FDI 3T.2016

Số lượt đọc: 5546
Thông báo