Tính lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút được 17.219 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 244 tỷ USD. Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 13.886 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 166,35 tỷ USD (chiếm 81% tổng số dự án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo hình thứcđầu tư
(lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2014)
Hình thức liên doanh đứng thứ hai với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD đăng ký (chiếm 17%tổng số dư án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là 4 hình thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: hình thức hình thức hợp đồng xây dựng - vậnhành - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT) có 12 dự án với 8,17 tỷUSD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 215 dự án với5,13 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức công ty cổ phần có 193 dự án với 4,5tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Cuối cùng là hình thức công ty mẹ con chỉ có duy nhất 1 dự án 98 triệu USD.
Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
(lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2014)
Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, quyền điều hành hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp (hoặc thuê người) quản lý toàn bộ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án FDI, vì vậy tạo tâm lý thoải mái, tự chủ, không chịu sự rằng buộc cho nhà đầu tư. Có thể thấy đây là ưu điểm lớn để hình thức này luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu vốn FDI của cả nước so với các hình thức đầu tư khác.