1.
Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế.
Tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân, trong
đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 139,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất
động sản với 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn đầu
tư), xây dựng với 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu
tư).
Tính đến nay đã có 101 quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn
đăng ký 37,2 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản theo sát với 36,8 tỷ USD (chiếm 14,7% tổng vốn
đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng
Kông.
ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong
đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu
hút FDI với 37,9 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa-Vũng
Tàu với
26,7 tỷ USD (chiếm
10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) và Bình Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư).
2.
Về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2014.
Tính từ 1/1/2014 đến 15/12/2014, cả nước có 1.588 dự án
ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, có 594 lượt dự
án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58
tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2014, các
nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23
tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013
và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).
Quy mô dự án
Trong năm 2014, số lượng các dự án quy mô lớn chiếm tỷ lệ
nhỏ. Cả năm 2014 cả nước thu hút được 4 dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD, 22 dự
án trên 100 triệu USD, 24 dự án trên 50 triệu USD, 157 dự án trên 10 triệu USD.
Còn lại là các dự án dưới 10 triệu USD (chiếm 87% tổng dự án cấp mới năm 2014).
Quy mô vốn trung bình của dự án ĐTNN trong năm 2014 khoảng 9,8 triệu USD, thấp
hơn so với quy mô vốn bình quân dự án ĐTNN nói chung là 14 triệu USD.
4
dự án có quy mô trên 1 tỷ USD năm 2014 là:
-
Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp ráp gia công
các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ USD
-
Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu
sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, các phần mềm tiên tiến, vốn đăng ký:
1,4 tỷ USD
-
Công ty TNHH Dewan International tại Khánh Hòa, xây dựng, phát triển khu vực
biển chính của Nha Trang, vốn đăng ký: 1,25 tỷ USD
-
Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia công các
sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán khoảng 10 dự án BOT điện,
vốn mỗi dự án khoảng từ 2 – 2,5 tỷ USD và có dự án dầu khí đặc biệt lớn tại
Bình Định (vốn khoảng 27 tỷ USD) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Việc thu
hút các dự án lớn vào đầu tư tại Việt Nam thường có thời gian chuẩn bị nhiều
năm. Do vậy, việc chưa có các dự án lớn trong năm nay chưa phản ánh được xu thế
đầu tư hiện tại.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là
lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 774 dự án
đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,49 tỷ USD, chiếm 72%
tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35 dự
án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm
12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký.
Có thể thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo
trong tổng vốn đăng ký của cả nước đã tăng đều trong thời gian vừa qua (năm
2011 chiếm 50%, năm 2012: 70%, năm 2013: 76,6%, năm 2014: 72%). Trong đó, đã xuất hiện nhiều dự án có hàm
lượng công nghệ cao, đóng góp vào phần chuyển dịch cơ cấu ngành và
chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Định hướng đầu tư này là phù hợp
với mục tiêu và định hướng thu hút ĐTNN theo ngành và lĩnh vực của Việt
Nam.
Trong 4 dự án có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD
thì đã có 3 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (Công ty TNHH
Samsung Electronics tại Thái Nguyên với vốn đầu tư là 3 tỷ USD, Công ty TNHH Samsung
CE Complex tại thành phố Hồ Chí Minh - 1,4 tỷ USD, Công ty TNHH Samsung Display
Bắc Ninh - 1 tỷ USD). Riêng 3 dự án này đã chiếm 35% tổng vốn đầu tư của cả nước
trong năm 2014.
Theo đối tác đầu tư:
Trong năm 2014 đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam. Năm nay, với một loạt các dự án đầu tư của Samsung đã giúp Hàn
Quốc vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là
7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ
hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8
% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật
Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ
USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy các đối tác truyền thống
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan vẫn là những nhà đầu tư
hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài các dự án đầu tư mới thì các nhà đầu tư cũng mở rộng
sản xuất kinh doanh tại các địa phương khác (Thái Nguyên, Bắc Ninh...) chứ
không chỉ tập trung vào những thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí
Minh.
Theo địa phương
Trong 12 tháng năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài
đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nước
ngoài là Thái Nguyên với 3,35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 16,6%
tổng vốn đầu tư của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng
ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3,1 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư của cả
nước. Đồng Nai đứng thứ 3 với 1,83 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm.
Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Bắc Ninh, Bình Dương, Khánh Hòa với quy mô
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,58 tỷ USD; 1,46 tỷ USD và 1,25 tỷ
USD.
Trong
vài năm gần đây, một số địa phương như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Khánh Hòa đã tận
dụng tốt các lợi thế của tỉnh và có phương thức thu hút đầu tư hiệu quả nên đã thu
hút được các dự án lớn, có tác động tới kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn
việc làm cho người lao động. Trong năm 2014, Thái Nguyên tiếp tục thu hút được
1 dự án của Samsung sản xuất, lắp rắp, gia công sản phẩm và linh kiện điện tử
với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD và đưa Thái Nguyên lên vị trí dẫn đầu thu hút FDI
trong năm nay. Ngoài ra, Bắc Ninh, Khánh Hòa cũng đã có được dự án lớn (trên 1
tỷ USD) trong năm nay. Các tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng vẫn giữ được tốc độ thu hút đầu tư tốt.
Theo
vùng kinh tế
Khu vực
Đông Nam bộ (gồm 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh) hiện dẫn đầu cả nước về thu hút vốn ĐTNN
với 7,2 tỷ USD tổng vốn đầu, chiếm 35,7% tổng số vốn đầu tư của cả nước tư
trong năm 2014. Đứng thứ hai là khu vực đồng bằng sông Hồng với 6,2 tỷ USD tổng
vốn đầu tư, chiếm 31% tổng vốn đầu tư của cả nước. Đây là 2 vùng kinh tế lớn
nhất của cả nước, có cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề
và thu hút nhiều dự án ĐTNN. Đứng thứ ba là khu vực Bắc trung bộ và duyên hải
miền Trung với 2,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư của cả nước.
Khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc có kết quả
thu hút ĐTNN còn hạn chế do đây là những khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng yếu
kém, xa các trung tâm kinh tế của cả nước.
3.
Về tình hình thực hiện và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp FDI năm 2014.
Vốn
thực hiện của khu vực FDI tại
Việt Nam (tính đến ngày
15/12/2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng
2,9% so với kế hoạch năm 2014. Năm
2014, mặc dù nền
kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn
tăng nhẹ và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các
dự án đã được
chú trọng
hơn. Đồng thời công tác đối thoại
chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển
khai hoạt động có hiệu quả hơn.
Xuất
khẩu của khu vực FDI (kể
cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và
chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt
94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013.
Nhập
khẩu của khu vực FDI năm
2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch
nhập khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,03 tỷ
USD.
Như vậy, có thể thấy xuất
khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế
chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực
này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong các năm gần
đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66,9%).
Và trong năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước đến nay 101,59
tỷ USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.
Nộp
ngân sách nhà nước của
khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) năm 2014 đạt 5,58 tỷ USD, tăng 11,6%
so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thu nội địa và chiếm 14,4%
tổng thu ngân sách nhà nước. Thu từ dầu thô ước đạt 4,67 tỷ USD, chiếm 12% tổng
thu ngân sách nhà nước. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do
đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.
4. Nhận xét
a. Mặt được:
- Việc giải ngân các dự án ĐTNN đạt
kết quả khả quan. Mặc dù bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các nhà đầu tư vẫn triển khai
giải ngân vốn và tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt
Nam. Đây là một tín hiệu tích cực và chúng ta cần phải tiếp tục
nỗ lực để đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hơn nữa vốn giải
ngân trong thời gian tới.
- Xuất khẩu của khu vực ĐTNN là một điểm sáng trong năm vừa
qua. Với việc tỷ trọng các dự án FDI
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang ngày càng tăng, đặc biệt một
số dự án lớn để sản xuất hàng xuất khẩu đang tích cực giải ngân, mở rộng sản xuất
(SamSung, Nokia, LG, Formusa,….), dự kiến khu vực doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục
giữ vị trí đầu tàu trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu trong các năm tới.
- Cơ
cấu đầu tư theo hướng tích cực, phần lớn ĐTNN vẫn tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp chế biến chế tạo và tiếp tục có
tác động tích cực đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp
với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta.
- Kết quả thu nộp ngân sách của khu vực ĐTNN đạt tăng trưởng
khá. Khu vực ĐTNN đang có những đóng góp thiết thực và ngày càng lớn cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
b.
Tồn
tại hạn chế
- Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng tiến độ
giải ngân vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của khối doanh nghiệp này.
- Mục tiêu về thu hút các dự án công nghệ cao, sản phẩm
có sức cạnh tranh, chuyển giao công nghệ chưa đạt yêu cầu.
- Số các dự án quy mô lớn giảm, đa phần các dự án được cấp
phép là dự án quy mô nhỏ.
- Trong năm 2014 đã xảy ra các cuộc biểu tình của doanh
nghiệp FDI liên quan đến sự kiện biển Đông tháng 5/2014 làm ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của các cấp Nhà
nước, Chính phủ thì tình hình đã được ổn định nhanh chóng, một loạt các giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp được đưa ra kịp thời để doanh nghiệp nhanh chóng trở lại
hoạt động sản xuất. Tại Diễn đàn doanh nghiệp năm 2014, cộng đồng doanh nghiệp
đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và cam kết tiếp tục đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam.
4. Định hướng thu hút ĐTNN thời gian tới.
Định
hướng chung:
- Tạo bước chuyển
biến mạnh về thu hút ĐTNN từ thu hút FDI theo số lượng sang chọn lọc các dự án
có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh
cao và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng
ngành và quốc gia.
- Đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sảm phẩm cạnh
tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng
đầu thế giới, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp
phụ trợ.
- Quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi
thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và
phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.
- Chuyển
dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá
nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.
Định
hướng ngành, lĩnh vực
- Định
hướng trong thời gian tới là ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến
hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên,
khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp
trong nước.
- Tập
trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ
nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông
tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ
tầng. Thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp năng lượng sạch, luyện kim, hóa chất; ưu tiên phát triển các
dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
- Hạn
chế các dự án đầu tư làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn nhiều năng
lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến; không cấp phép đối với các
dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài
nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.