Tính riêng trong năm 2014, Quảng
Nam đã thu hút được 11 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư là 72 triệu USD. Ngoài ra, có 3 dự án tăng vốn đã đưa tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng
thêm của Quảng Nam đạt 87 triệu USD, đứng thứ 23/54 về thu hút FDI trong năm 2014.
Xét về ngành và lĩnh vực
đầu tư, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ nhất với 6 dự án và hơn 4 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 80% tổng vốn đăng ký đầu tư
tại Quảng Nam). Đứng thứ hai là ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo với 56 dự án và 515 triệu
USD tổng vốn đầu tư (chiếm 10% tổng
vốn đăng ký đầu tư tại Quảng Nam). Đứng thứ ba là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 13 dự
án và
328 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 6,5%
tổng vốn đăng ký đầu tư tại Quảng Nam). Các dự án còn lại tập trung vào lĩnh
vực như xây dựng, khai khoáng, nông nghiệp…
Xét về đối tác đầu tư, Singapore
đứng thứ nhất với 4 dự án và tổng vốn đăng ký hơn
4 tỷ USD (chiếm 80% tổng vốn đầu tư của Quảng Nam). Đứng thứ hai là Đài
Loan với 16 dự án
và tổng vốn đăng ký là 184 triệu USD, chiếm 3,6%
tổng tổng vốn đăng ký đầu tư tại Quảng Nam. Ngoài ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đầu tư tại Quảng Nam như Hồng Kông, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản.
Xét về hình thức đầu tư, có
69 dự án thực hiện theo hình thức 100%
vốn nước ngoài với
tổng vốn đầu tư là 4,7 tỷ USD, chiếm 93% tổng vốn đầu tư tại Quảng
Nam. Hình thức liên doanh đứng thứ hai
với 25 dự án và 359 triệu USD vốn đầu tư.
Bảng. 10 quốc gia, vùng lãnh
thổ có đầu tư nhiều tại Quảng Nam
TT
|
Quốc gia
|
Số dự án
|
Tổng vốn đầu tư (USD)
|
1
|
Singapore
|
4
|
4,064,513,678
|
2
|
Đài
Loan
|
16
|
184,827,500
|
3
|
Síp
|
1
|
137,000,000
|
4
|
Hồng Kông
|
11
|
136,150,000
|
5
|
Pháp
|
8
|
127,636,447
|
6
|
Hàn
Quốc
|
8
|
125,060,000
|
7
|
Hà
Lan
|
2
|
63,000,000
|
8
|
BritishVirginIslands
|
4
|
46,776,058
|
9
|
Nhật
Bản
|
7
|
42,505,000
|
10
|
Australia
|
4
|
40,718,750
|
Nhìn chung, có thể thấy rằng Quảng
Nam là một trong số các tỉnh có tiềm năng ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên,
việc thu hút ĐTNN tại chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của địa phương.
Trong thời gian tới, Quảng Nam cần chú trọng quảng bá tiềm năng và lợi thế cạnh
tranh của tỉnh để thu hút ĐTNN vào tỉnh, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế
- xã hội địa phương. Ngoài ra, Quảng Nam cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo về
số lượng và yêu cầu về trình độ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.