Tuy nhiên, những con số này chưa phản ảnh hết luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Namdo có mộtsố công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn Intel, Coca Cola, Procter &Gamble, Chevron,ConocoPhillips... đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con củamình đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Islands, Singapore, HồngKông...
Hiện các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đóvốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 15 dự án có tổng vốn đầu tư đạt 4,67 tỷUSD (chiếm khoảng 43,6% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ 2 với 314 dự án có vốn đăng ký là 2,13 tỷ USD (chiếmkhoảng 20% vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam), đây cũng là lĩnh vực thu hút nhiều dự án nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứngthứ 3 với 305 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,05 tỷ USD (chiếm khoảng 19,1% vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam).
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm 74% về vốn đăng ký) với 570 dự án và7,94 tỷ USD vốn đăng ký. Hình thức liên doanh có 108 dự án với 2,59 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 24,2% về vốn đăng ký). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phầnvà hợp đồng hợp tác kinhdoanh.
Đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 40/63 địa phương của cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoàikhơi), nhưng chủ yếu tập trung tại các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểmkinh tế phía Nam, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước như Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, BìnhDương, Cà Mau, TP Hồ Chí Minh...
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đến hết tháng 8/2014, Việt Nam đã có 124 dự án đầu tư sang Hoa Kỳ, vớitổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn là 426,74 triệu USD. Hoa Kỳ đứng thứ 9 trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của Việt Nam.