Cụ thể, Ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 Luật đầu tư. Phụ
lục 4 của Luật này quy định 267 ngành, nghề mà khi thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh trong ngành, nghề đó, mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài đều phải đáp ứng điều kiện theo quy định cụ thể tại các luật,
pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo quy
định tại Khoản 5 Điều 7 Luật đầu tư, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài
các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng thống nhất cho các tổ chức, cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế như được trình bày ở trên, trước khi thành
lập tổ chức kinh tế hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhà đầu tư nước
ngoài còn phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư, để được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện được
áp dụng dưới các hình thức như: (i) tỷ lệ
góp vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; (ii) hình thức đầu tư, phạm vi thực hiện
hoạt động đầu tư; đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư và các điều kiện
khác theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Những điều kiện này cũng được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của tổ
chức kinh tế theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 Luật đầu tư.
Để
thực hiện các quy định này, cần phải rà soát, xác định rõ nội hàm điều kiện của
267 ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư và các ngành, nghề khác (nếu
có) theo quy định tại điều ước quốc tế mà khi thực hiện hoạt động đầu tư nhà
đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện riêng (khác với nhà đầu tư trong
nước). Đây là yêu cầu hết sức cần thiết, không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho việc
áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài mà còn góp
phần nâng cao tính minh bạch, công khai của hệ thống pháp luật, chính sách về
đầu tư kinh doanh.
Vì vậy, ngoài việc soạn thảo một Chương riêng quy định về ngành,
nghề đầu tư kinh doanh, trong đó quy định cả về hình thức, phương thức và thủ
tục áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đồng thời đã rà soát, tập hợp sơ bộ Danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh áp
dụng cho nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét cấp GCNĐT (xem phụ lục đính kèm).
Về phạm vi rà soát, (i)
Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bao gồm Biểu cam kết thương mại
dịch vụ Việt Nam trong WTO, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Dự thảo Hiệp định TPP và các Hiệp định FTA đang
trong quá trình đàm phán.
(ii)
Quy định của pháp luật hiện hành;
Tuy nhiên, việc rà soát đối với dự thảo kèm theo đây chưa
làm được việc tham chiếu đến các Hiệp
định như TPP, FTA Việt Nam Hàn Quốc, FTA Việt Nam EU, FTA Việt Nam-Nga-Belarus-Kazaxtan...
do các Hiệp định này đang trong quá trình đàm phán và quản lý theo chế độ MẬT,
đồng thời cũng chưa có ý kiến của các Bộ, ngành.
Về nội dung rà soát,
theo Điều 22 Luật đầu tư gồm:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu
tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;- Hình thức
đầu tư;
- Phạm vi
hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đối tác
Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện
khác theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Kết quả rà soát: sơ bộ rà soát đến nay cho thấy:
Trong Danh mục 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện có 72 ngành, nghề pháp luật Việt Nam đã qui định về điều kiện đầu tư
và kinh doanh (phụ lục 1); 46 ngành nghề điều ước quốc tế đã quy định điều kiện
đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (phụ lục 2); 128 ngành nghề chưa
qui định điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (phụ lục 3), và 21
ngành nghề chưa qui định cả điều kiện đầu tư và điều kiện kinh doanh (phụ lục
4). Ngoài ra, qua rà soát cho thấy có 35 ngành, nghề trong Điều ước quốc tế qui
định hạn chế mở cửa thị trường đối với nhà
đầu tư nước ngoài nhưng pháp luật Việt Nam lại không hạn chế (các ngành nghề
này đã được liệt kê trong phụ lục 1 và phụ lục 2).