BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Ba, 26/11/2024
Quốc gia
Công tác xúc tiến đầu tư trong hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài
Thứ Năm, 01/11/2012 11:14

Trong những năm qua, công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) nước ngoài do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện đã có tác động quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.


Trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của nhân tố bên ngoài, biến nó thành nhân tố bên trong, thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nước nào thu hút được nhiều vốn ĐTNN thì ở nước đó, nền kinh tế đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng, vì vậy, trên thế giới đã và đang diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút vốn ĐTNN.  

Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước là chủ trương nhất quán và lâu dài của Việt Nam. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và là một thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Trong những năm qua, công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) nước ngoài do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện đã có tác động quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.  

1. Hoạt động XTĐT về cơ bản đó được hỡnh thành cựng với với quỏ trỡnh xõy dựng và thực hiện phỏp luật về ĐTNN, tuy nhiên về mặt pháp lý, hoạt động XTĐT lần đầu tiên được chính thức quy định tại Luật ĐTNN năm 1996 như một trong những chức năng quan trọng của Cơ quan quản lý Nhà nước về ĐTNN mà cụ thể là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tư cách là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác XTĐT nước ngoài trên phạm vi cả nước.
Cho đến lần sửa đổi và bổ sung Luật ĐTNN năm 2000, nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư được xác định tại các văn bản pháp luật vẫn với tinh thần gắn hoạt động xúc tiến đầu tư vào giai đoạn của quá trình hình thành dự án. Nói cách khác, hoạt động xúc tiến đầu tư được xem như một giai đoạn tiền dự án và chấm dứt sau khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư. Trong Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định tại Chương I, là Chương quy định về Xúc tiến đầu tư và lựa chọn hình thành dự án. Trong giai đoạn này, nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư được xác định bao gồm:
- Xây dựng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài ở cấp Trung ương, địa phương và ngành.          
- Tổ chức tuyên truyền và vận động đầu tư cho từng lĩnh vực, dự án.          
- Hợp tác quốc tế (đa phương và song phương) về xúc tiến đầu tư.          
- Hình thức của hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức các cuộc hội thảo hoặc các hoạt động xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước.          

2. Từ nửa cuối những năm 90, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, cuộc canh tranh giữa các quốc gia trong việc thu hút ĐTNN ngày càng găy gắt. Trong bối cảnh đó, các nước đang phát  triển, nhất là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và đang cải thiện mạnh môi trường thu hút ĐTNN nhằm vượt lên trên các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Chính điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh và là thách thức to lớn với Việt Nam. Nhìn chung nhịp tăng vốn ĐTNN vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 1999 liên tục giảm sút. So với năm trước, vốn đăng ký cấp mới năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%, năm 1999 giảm 59%.          

Như vậy, quá trình mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế với khu vực và thế giới trong bối cảnh luồng ĐTNN vào Việt Nam liên tục suy giảm, cuộc cạnh tranh quốc tế về thu hút ĐTNN ngày càng gay gắt đã có tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam bước đầu phải chuyển từ thế bị động sang thế chủ động để có hiệu quả hơn trong việc vận động, thu hút ĐTNN.

3. Từ năm 2000, tình hình ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, tăng 11% về số dự án và 25,8% về vốn đầu tư. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2001 - 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2001 - 2005, đòi hỏi công tác vận động đầu tư phải được tăng cường, đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Tinh thần đó đã được khẳng định tại Nghị quyết số 09/2001/CP - NQ và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ như một trong sáu nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005.          

Trong Nghị quyết 09/2001/CP - NQ ngày 28 tháng 8 năm 2001, công tác XTĐT đã có chuyển biến quan trọng, theo đó, ngoài việc phải tiếp tục thu hút vận động những nhà đầu tư mới như giai đoạn trước đây, công tác XTĐT bắt đầu hướng vào việc xúc tiến các nhà đầu tư đã có dự án đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy triển khai dự án hoặc tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đây là một đặc điểm mới của hoạt động xúc tiến đầu tư.   Mục tiêu và đối tượng của hoạt động xúc tiến đầu tư được mở rộng dẫn đến việc mở rộng nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư, theo đó, nội dung của hoạt động xúc tiến cũng không chỉ giới hạn trong giai đoạn hình thành dự án nữa mà đã được mở rộng sang cả giai đoạn triển khai dự án. Việc mở rộng nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư như trên cũng hoàn toàn phù hợp với những thông lệ quốc tế về xúc tiến đầu tư. Nhìn chung trên thế giới, xúc tiến đầu tư được hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các biện pháp mà một quốc gia áp dụng nhằm thu hút ĐTNN từ khâu hình thành dự án đến hỗ trợ triển khai, thực hiện dự án.     
Như vậy, nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư đã được xác định như sau:          
- Đối tượng của xúc tiến đầu tư là các nhà đầu tư mới và các nhà đầu tư đã có dự án đầu tư tại Việt Nam          
- Phạm vi của xúc tiến đầu tư bao gồm từ khâu hình thành dự án đến triển khai, hoạt động của dự án          
- Mục tiêu của xúc tiến đầu tư  là tiếp tục thu hút đầu tư mới kết hợp với thug hút đầu tư từ các nhà đầu tư đã có dự án đầu tư tại Việt Nam; coi thành công của các nhà đầu tư đã có dự án đầu tư tại Việt Nam là một trong những biện pháp xúc tiến đầu tư quan trọng.          
- Trách nhiệm xúc tiến đầu tư là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp, trong đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước công tác xúc tiến đầu tư thuộc về các cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

4. Từ năm 2005 đến nay, cùng với việc ban hành Luật Đầu tư thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, công tác XTĐT tiếp tục có những chuyển biến quan trọng theo hướng tăng cường tính chủ động từ khâu xây dựng chương trỡnh, kế hoạch XTĐT đến khâu tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động XTĐT, tập trung XTĐT theo địa bàn và đối tác trọng điểm. Công tác XTĐT ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ hơn với các hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại và du lịch.

Theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung công tác XTĐT trong giai đoạn hiện nay gồm:
- Xây dựng kế hoạch, chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện để huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế;
- Thực hiện chương trỡnh tuyờn truyền, quảng bỏ, giới thiệu, cung cấp thụng tin về mụi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư;
- Tổ chức các cơ sở xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tỡm hiểu chớnh sỏch, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Xây dựng danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư; danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với quy hoạch, định hướng phỏt triển kinh tế - xó hội trong từng thời kỳ. Điểm mới trong công tác XTĐT trong giai đoạn hiện nay là việc xác định cơ chế quản lý thống nhất đối với công tác XTĐT theo đó: Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ vào chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội đê xác lập kế hoạch kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện. 
Trên cơ sở quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như của địa phương, ngành, lĩnh vực đã từng bước xóa bỏ dần việc bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xử lý hợp lý quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài; bảo hộ sản xuất và hội nhập, mở cửa; vấn đề hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế; quan hệ giữa thu hút ĐTNN hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu... ; nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác XTĐT như điều kiện, lộ trình, biện pháp, nguồn lực... để thu hút nguồn vốn ĐTNN cũng đã được xác định cụ thể.
  Thực trạng công tác XTĐT trong những năm qua cho thấy công tác XTĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN. Vị trí, vai trò của công tác XTĐT được khẳng định trong các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và được cụ thể hóa trong quy hoạch, kế hoạch của các Bộ, ngành địa phương đã thể hiện sự thống nhất cao về nhận thức và hành động đối với công tác XTĐT.
 
Đây là kết quả của một quá trỡnh đổi mới lâu dài về nhận thức để đạt được sự thống nhất cao về sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của ĐTNN đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, từ đó nhằm chuyển hóa thành hành động nhất quán ở mọi ngành, mọi cấp trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN. Điều này có tác động quan trọng, định hướng công tác XTĐT cả về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức và bố trí nguồn lực trong từng giai đoạn cũng như đối với từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Trên thực tế, việc thống nhất về nhận thức đối với ĐTNN và công tác XTĐT đã làm cho công tác XTĐT không còn chỉ là công việc của riêng các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTNN mà đã trở thành trách nhiệm chung của các Bộ, ngành và địa phương, từ đó góp phần tạo nên sức mạnh tổng thể trên nhiều mặt trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam.

 

Số lượt đọc: 252
Thông báo