BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Chính sách đầu tư vào
Một số nghiên cứu về vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ Tư, 24/12/2014 03:44
Một số nghiên cứu về vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đến nay, Việt Nam đã thu hút được hơn 17.300 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 274 tỷ USD từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn vốn này đóng góp lớn vào tổng đầu tư toàn xã hội cũng như tăng trưởng GDP của cả nước. Ngoài ra, nguồn vốn FDI được đánh giá là đóng góp lớn vào thành tựu xuất khẩu của Việt Nam, tăng năng lực ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp.

I.                  FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.      Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khối không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện các mục tiêu đã định.

Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển.

Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là sự hình thành việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia lên một trình độ mới

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xá hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học- công nghệ. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự thay đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu này phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù hợp hơn.

2.      Đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam và tỷ trọng công nghiệp so với GDP tăng lên là nhờ đáng kể vào khu vực FDI.

Nhìn chung FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được thu hút nhiều nhất vào ngành công nghiệp, trong đó sự xuất hiện của ngành công nghiệp chế biến, chế tác cũng do công đóng góp lớn của FDI.

Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút ĐTNN, dòng vốn FDI hướng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi kể từ năm 2000 đến nay. Theo đó, các dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử...  Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN.

Điểm đáng nói nữa là sự xuất hiện của FDI và phát triển của khu vực này cũng làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu, ví dụ các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Đây là những mặt hàng xuất hiện cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đóng góp nhiều cho xuất khẩu.  

Bảng 1. ĐTNN theo lĩnh vực (tính đến tháng 11/2014)

TT

 Chuyên ngành

 Số dự án

  Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD) 

       1

CN chế biến,chế tạo       

        9,407

          138,577.55

       2

  KD bất động sản           

           439

           46,848.26

       3

  Xây dựng                  

        1,140

           11,348.97

       4

  Dvụ lưu trú và ăn uống    

           362

           11,086.15

       5

  SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 

             96

             9,748.60

       6

  Thông tin và truyền thông 

        1,065

             4,095.23

       7

  Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa  

        1,316

             3,880.41

       8

  Vận tải kho bãi           

           431

             3,710.76

       9

  Nông,lâm nghiệp;thủy sản  

           516

             3,657.63

     10

  Nghệ thuật và giải trí    

           147

             3,631.98

     11

  Khai khoáng               

             82

             3,273.61

     12

  HĐ chuyên môn, KHCN       

        1,665

             1,772.90

     13

  Y tế và trợ giúp XH       

             97

             1,754.56

     14

  Cấp nước;xử lý chất thải  

             38

             1,348.49

     15

  Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 

             81

             1,327.78

     16

  Giáo dục và đào tạo       

           200

                806.60

     17

  Dịch vụ khác              

           136

                751.43

     18

  Hành chính và dvụ hỗ trợ  

           129

                211.10

 

Tổng số

17,347

247,832

 

Tính đến nay, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với  khoảng hơn 9.400 dự án, tổng vốn đăng ký 138,5 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 439 dự án, tổng vốn đăng ký 46 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây dựng; sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa và các lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo thì Nhật Bản đứng đầu trong số các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực này với khoảng hơn 1.280 dự án và hơn 30,5 tỷ USD, chiếm 14% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư của cả nước. Các doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Trong số các dự án của Nhật Bản có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trong sản xuất lắp ráp điện tử có các hãng như Cannon; Panasonic, Sanyo…; trong công nghiệp ô tô và xe máy, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật đang dẫn đầu thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, như Toyota Việt Nam; Honda Việt Nam; Yamaha Việt Nam; Suzuki Việt Nam….

Đứng thứ hai là Hàn Quốc với gần 2.500 dự án với 23,5 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 26% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư của cả nước. Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư trong lĩnh vực này như Samsung, Daewoo….

Đứng thứ ba là Đài Loan với hơn 1.800 dự án và 23 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 19% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư của cả nước. Các dự án của Đài Loan ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng cho ngành xe máy, điện tử. Trong ngành công nghiệp xe máy, VMEP Đài Loan đầu tư vào Việt Nam sớm nhất và đã kêu gọi được nhiều doanh nghiệp Đài Loan chuyên sản xuất linh phụ kiện cho xe máy đầu tư theo vào Việt Nam, tập trung rất lớn ở tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2. Đầu tư của các nước trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo

Số TT

 Đối tác

 Số dự án

  Tổng vốn đầu tư  (USD)

1

 Nhật Bản                      

1282

                        30,584,466,562

2

 Hàn Quốc                      

2471

                        23,469,432,493

3

 Đài Loan                      

1839

                        23,118,533,356

4

 Singapore                     

417

                        13,155,094,521

5

 BritishVirginIslands          

290

                          8,432,539,059

6

 Hồng Kông                     

406

                          7,012,645,373

7

 Thái Lan                      

177

                          5,622,663,537

8

 Trung Quốc                    

744

                          4,231,978,518

9

 Cayman Islands                

21

                          4,063,888,735

10

 Samoa                         

102

                          2,225,440,114

11

 Hoa Kỳ                        

315

                          2,210,587,938

12

 Hà Lan                        

86

                          2,180,228,772

13

 Malaysia                      

221

                          1,899,858,649

14

 Thụy Sỹ                       

36

                          1,642,367,046

15

 Vương quốc Anh                

70

                          1,304,995,205

 

3. Đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI, nguồn vốn này chỉ tập trung ở các đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi. 

Cùng với việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đầu tư nên các chính sách nhằm thu hút FDI vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, chính sách KCN, KCX và chính sách phân cấp cấp giấy phép đầu tư đã được ban hành và có tác động lớn đến chuyển dịch dòng vốn FDI. Theo đó, cơ cấu FDI theo vùng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn, nhưng vẫn chậm. Một số tỉnh xung quanh các đô thị lớn ở phía Bắc và phía Nam đã tăng được lượng FDI thu hút đột biến như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Long An, Đà Nẵng... Mặc dù vậy, bốn địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước.

Cơ cấu FDI theo vùng chuyển biến rõ rệt hơn sau khi Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực. Trong thời gian từ năm 2006, cơ cấu đầu tư theo vùng đã có chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, nguồn vốn FDI đã dần chuyển dịch sang một số địa bàn thuộc các tỉnh Duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Kiên Giang, Ninh Thuận,… Bắc và Nam Trung Bộ, trong đó Quảng Nam và Đà Nẵng cũng có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm vui chơi, nghỉ dưỡng. Khu vực phía Bắc có một số địa phương lân cận Hà Nội đã thành công trong việc thu hút các dự án FDI lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương và đã đưa các tỉnh, thành phố này vào top dẫn đầu của cả nước.

Như vậy, các dự án FDI đã được phân bổ tới hầu hết tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, những địa bàn có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, lao động dồi dào và có kỹ năng,… vẫn là những địa điểm hấp dẫn nhất đối với ĐTNN và kết quả thu hút ĐTNN vẫn vượt xa so với các tỉnh khó khăn.

Đến nay, ĐTNN đã có tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với hơn 5.000 dự án và gần 38 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư của cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ hai với 300 dự án và 26,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hà Nội đứng thứ ba với 3000 dự án và 23,4 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm  9,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tiếp theo là các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh. Chỉ tính riêng vốn ĐTNN của 10 tỉnh trên đã chiếm trên 70% tổng vốn Đtnn của cả nươc

 

 

TT

 Địa phương

 Số dự án

  Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD) 

       1

  TP Hồ Chí Minh  

        5,158

           37,940.58

       2

  Bà Rịa-Vũng Tàu 

           300

           26,696.49

       3

  Hà Nội          

        2,996

           23,410.03

       4

  Đồng Nai        

        1,229

           21,153.96

       5

  Bình Dương      

        2,500

           19,908.26

       6

  Hải Phòng       

           436

           10,892.81

       7

  Hà Tĩnh         

             53

           10,612.66

       8

  Thanh Hóa       

             54

           10,189.59

       9

  Bắc Ninh        

           536

             7,294.99

     10

  Thái Nguyên     

             73

             6,825.88

     11

  Hải Dương       

           319

             6,447.10

     12

  Quảng Ninh      

           111

             5,188.03

     13

  Quảng Nam       

             94

             5,076.36

     14

  Phú Yên         

             57

             4,747.26

     15

  Long An         

           537

             4,093.41

     16

  Quảng Ngãi      

             31

             4,001.14

     17

  Đà Nẵng         

           306

             3,999.70

     18

  Bình Thuận      

           115

             3,521.01

     19

  Vĩnh Phúc       

           207

             3,167.19

     20

  Kiên Giang      

             36

             2,922.95

 

 4. Đánh giá chung

Với những kết quả đã đạt được FDI đã khẳng định vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này được thể hiện qua đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Điểm đáng lưu ý là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đi liền với xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp mới, có giá trị gia tăng cao. Khu vực có vốn nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Sự có mặt của FDI cũng đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, trong đó nhiều tỉnh trước đây chỉ dựa vào nông nghiệp đã chuyển dịch cơ cấu sang tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, chủ yếu nhờ thu hút FDI.  

Mặc dù vậy, đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ba góc độ nêu trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trên thực tế, chuyển dịch cơ cấu vẫn nhờ vào số lượng, cụ thể là:

- Một số lượng lớn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp, nhưng chất lượng chưa cao, mặc dù sản xuất nhiều sản phẩm mới, xuất hiện ngành mới (đặc biệt một số ngành quan trọng như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, cơ khí chế tạo, điện tử, ôtô,…) mà giá trị tăng thêm vẫn thấp do chi phí trung gian quá cao.

- Các yếu tố giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững thì vẫn còn thiếu. Chuyển giao công nghệ qua FDI còn hạn chế và nếu có thường xảy ra với các doanh nghiệp quy mô lớn, thông qua ký kết hợp đồng.  Trình độ công nghệ của Việt Nam tuy có cao hơn trước, song chủ yếu vẫn là các ngành có trình công nghệ trung bình như chế biến thực phẩm, dệt may, da giày, sản xuất gỗ v.v. đó cũng là những ngành có sự tham gia cao của khu vực FDI.

- Chuyển dịch cơ cấu vùng tuy gắn liền với FDI, nhưng cũng nảy sinh rủi ro tạo ra cơ cấu kinh tế thiếu bền vững. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, vùng lãnh thổ.

 Ở nhiều tỉnh, hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX tốt nhưng lại thiếu nguồn lao động có tay nghề. Việc các tỉnh quá tập trung vào hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư mà không tạo sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng văn hóa, xã hội cũng làm hạn chế rất nhiều tác động chuyển dịch cơ cấu của FDI. Sự thiếu đồng bộ trong tạo dựng các yếu tố cho triển khai thực hiện các dự án ở các tỉnh cũng là một nguyên nhân hạn chế việc thực hiện các dự án, hạn chế đóng góp của FDI.

Bên cạnh những yếu tố cơ bản như yếu kém về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao hơn thì hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn chưa thực sự đồng bộ, thiếu nhất quán. Cơ chế quản lý, giám sát, năng lực và trình độ quản lý của các cấp có thẩm quyền và các cơ quan xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế.

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 

1. Quan điểm, mục tiêu chính sách FDI

Hội Nghị TƯ lần thứ 3, Khóa XI đã khẳng định và thông qua nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm tăng năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, quan điểm chung tới đây là thu hút và sử dụng FDI nhằm phục vụ cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không thể nằm ngoài quan điểm chung đó. Ngoài ra, quan điểm định hướng chính sách đầu tư nước ngoài tới đây cần phải coi FDI là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ nhiệm vụ tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Mục tiêu của chính sách FDI tới đây là thu hút FDI có chất lượng, có thể tạo ra sự biến đổi về chất trong cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Đây cũng được xem là yêu cầu cấp thiết đối với chính sách đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Định hướng chính sách cũng cần thu hút FDI và sử dụng nguồn vồn này vào tăng năng suất của các ngành. Chính sách FDI cũng cần tạo sức hút để các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi giá trị mà doanh nghiệp FDI đóng vai trò chính.  

2. Định hướng chính sách FDI 

Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu nêu trên, có thể xem xét một số định hướng chính sách FDI dưới đây nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế

Một là, chính sách ĐTNN cần hướng thu hút FDI không chỉ vào những ngành tận dụng lợi thế so sánh, mà cần tận dụng nguồn vốn này nhằm tăng năng lực cạnh của ngành. Khuyến khích thu hút FDI vào các ngành sản xuất đầu vào trung gian thường sử dụng công nghệ cao hơn, nhưng đang rất thiếu và yếu ở nước ta, nhằm thúc đẩy đóng góp tích cực của FDI cho chuyển dịch cơ cấu một cách bền vững.

Hai là, để tận dụng tốt những điểm mạnh của FDI thì bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực thì cần tăng năng lực của doanh nghiệp trong nước, trước hết là năng lực công nghệ. Trình độ công nghệ thấp khiến các doanh nghiệp trong nước khó có thể hợp tác, tham gia chuỗi giá trị của doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Do đó, cần có chính sách đồng bộ hơn để thúc đẩy đầu tư nước ngoài cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây cũng là điểm yếu trọng giai đoạn trước, nhưng chưa được xử lý một cách đồng bộ, nên chỉ quan tam thu hút FDI mà chưa tạo dựng được nền tảng công nghiệp trong nước đủ để hấp thụ tác động tích cực của đầu tư nước ngoài. Do đó, một số địa phương thu hút được khối lượng vốn FDI lớn, song sự đóng góp thiếu bền vững và chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn chậm. Ví dụ. các dự án công nghiệp nặng thường cần đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài để có sản phẩm. Các dự án như vậy sẽ không phải là nơi tạo nhiều việc làm trực tiếp cho lao động địa phương.

Thứ tư, khuyến khích hình thành cụm ngành nhằm tạo liên kết sản xuất giữa các DN FDI và doanh nghiệp trong nước; giữa các KCN nhằm tăng hiệu quả của FDI. Qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện mô hình KCN không chỉ chú trọng đến kết nối giao thông với ngoài khu, mà KCN cần kết nối cả về đào tạo, công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường với bên ngoài khu.

Việc phát triển các khu kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở ...) đến nay có vai trò nhất định vừa đối với thu hút FDI, vừa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều tỉnh gắn với sự phát triển của KCN và FDI, ví dụ Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh v.v. Thu hút FDI vào các KCN đã đóng góp lớn vào phát triển công nghiệp của địa phương, không chỉ dừng ở đó, FDI còn có vai trò làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần và vùng. Tuy vậy, điểm yếu của thu hút FDI vào các KCN là chưa chú ý đến hình thành các cụm ngành tạo liên kết sản xuất. Do đó, chính sách đầu tư nước ngoài tới đây nên xem xét hướng đến mục tiêu này. Qua đó sẽ  đồng thời đóng góp vào quá trình tái cơ cấu kinh tế, duy trì tăng trưởng bền vững, hài hòa phát triển kinh tế giữa các vùng và ngành kinh tế.

Thực tế qua nhiều đánh giá cho thấy tác động lan tỏa của FDI đối với khu vực kinh tế trong nước còn rất yếu, tác động đẩy và kéo năng suất lao động của khu vực FDI đối với kinh tế trong nước còn thấp. Một vấn đề nữa là ít thấy có mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước trong các KCN và giữa các KCN, ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN cũng đa dạng, khó cho các doanh nghiệp hợp tác với nhau. Số lượng KCN tăng lên, hạ tầng KCN đã được kết nối với bên ngoài, nhưng chủ yếu là hạ tầng giao thông, trong khi các vấn đề khác như các công trình phúc lợi, đào tạo nguồn nhân lực và quản trị cho doanh nghiệp, phát triển các cơ sở nghiên cứu gắn với các KCN chưa được phát triển. Do đó, FDI trong các KCN thuần túy chỉ đóng góp vào tăng giá trị sản lượng công nghiệp, tạo việc làm, ít tạo ra tác động lan tỏa đến doanh nghiệp trong nước và các lĩnh vực khác.  

Để thực hiện đề xuất nêu trên thì cần tiến hành rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp, chế xuất ... cả nước và ở từng tỉnh, trước mắt đến năm 2020.  Theo đó sẽ thay đổi mục tiêu phát triển cáckhu kinh tế gắn với thu hút đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng. 


Số lượt đọc: 5022
Thông báo