Về tình hình đầu tư của Pháp tại Việt Nam:
Tính đến 20/8/2021, Cộng hòa Pháp có 632 dự án còn
hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,62 tỷ USD, đứng thứ 16/141 quốc gia và vùng
lãnh thổ đã có dự án đầu tư tại Việt Nam và xếp thứ 3/26 quốc gia của Liên minh
Châu Âu (EU) có đầu tư tại Việt Nam (chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư của EU).
Quy mô dự án bình quân của Pháp trên 5,7 triệu
USD/dự án, thấp hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,8 triệu
USD/dự án.
Riêng trong 8 tháng năm 2021, cacs nhà đầu tư Pháp
đã đầu tư 20 dự án mới, điều chỉnh mở rộng 9 dự án và thực hiện 83 lượt góp vốn,
mua cổ phần (GVMCP). Tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và GVMCP đạt 23,7
triệu USD.
Theo ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành thu hút
nhiều vốn đầu tư nhất của Pháp với 135 dự án và trên 1,1 tỷ USD vốn đăng ký
(chiếm 30,9% tổng vốn đầu tư của Pháp tại Việt Nam). Ngành sản xuất, phân phối
điện đứng thứ hai với 11 dự án, tổng vốn đăng ký 1,07 tỷ USD (chiếm 29,6% tổng
vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động dịch vụ khác; bán
buôn và bán lẻ, kinh doanh bất động sản...
Tuy nhiên, nếu xét về số lượng dự án, thì các ngành
thu hút được nhiều dự án nhất là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ
(26,1% số dự án); công nghiệp chế biến, chế tạo (21,4%); bán buôn, bán lẻ
(15,5%) và thông tin truyền thông (13,3%). Các ngành còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ về
số dự án (dưới 5%).
Theo địa bàn đầu tư: Các nhà đầu tư Pháp hiện đã đầu tư tại 35/63 tỉnh
thành phố của Việt Nam. Với quy mô các dự án lớn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu
với 10 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,62 tỷ USD (chỉ chiếm 1,6% số dự án, nhưng
chiếm 44,8% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội với 120 dự án, tổng
vốn đầu tư 371,6 triệu USD (chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Kiên
Giang, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các địa phương khác.
Xét theo số dự án, các nhà đầu tư Pháp cũng có quyết định đầu tư nhiều
vào các thành phố lớn. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa bàn thu hút số lượng
dự án nhiều nhất của Pháp (chiếm lần lượt 49,4% và 19% số dự án của Pháp tại Việt
Nam).
Một
số dự án tiêu biểu của Pháp tại Việt Nam:
- Dự án Công ty Cổ phần Cảng Cái Mép Germadept,Terminal Link được cấp GCNĐKĐT năm 2008, tổng vốn đầu tư 520 triệu USD tại tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Dự án của liên doanh giữa nhà
đầu tư Việt Nam và Pháp.
- Dự án Nhà máy Điện BOT PM 2.2, được cấp GCNĐKĐT năm 2001. Dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT,BT,BTO. Tổng vốn đầu tư của dự án 480 triệu USD tại Bà Rịa
– Vũng Tàu.
- Dự án Công ty Năng lượng
Mê Kông (Xây dựng Nhà máy Điện Phú Mỹ 2.2), được cấp GCNĐKĐT năm 2001. Dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT,BT,BTO. Tổng vốn đầu tư của dự án 480 triệu USD tại tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
- Dự án nhà máy xi măng Hòn Chông, được cấp GCNĐKĐT
năm 2018, tổng vốn đầu tư 348 triệu USD với mục tiêu sản xuất xi măng, bê tông
trộn sẵn tại Kiên Giang.
Về tình hình đầu tư của Việt Nam sang Pháp:
Tính lũy kế đến tháng 8 năm 2021, Việt
Nam đã có 17 dự án đầu tư tại Cộng hòa Pháp thuộc 06 ngành bán buôn và bán lẻ,
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động chuyên môn,
khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; nghệ thuật, vui
chơi và giải trí; thông tin và truyền thông. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam sang
Pháp đạt gần 38 triệu USD, xếp thứ 26/78 quốc gia và vùng
lãnh thổ nhận vốn đầu tư của Việt Nam.
Về một số giải pháp thúc đẩy quan hệ đầu tư Việt Nam - Pháp:
Việt Nam hiện tập
trung thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả,
công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Hiệp định Thương
mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực tháng 8/2020 đã mở ra nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp Cộng hòa Pháp và Việt Nam.
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Cộng
hòa Pháp hiện chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai bên. Để tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước, cần tăng cường những hoạt động
sau:
- Hợp tác song phương chặt chẽ với Pháp trong xúc tiến đầu
tư, thương mại, du lịch nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau về chính sách, môi
trường đầu tư của hai bên để đẩy nhanh dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và ngược lại. Các bên cần tăng cường hợp tác nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ các Hiệp định
EVFTA và EVIPA.
- Về phía Việt Nam, sẽ nỗ
lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Pháp đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm
phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của
các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.
- Khuyến
khích các nhà đầu tư Cộng hòa Pháp đầu
tư vào các lĩnh vực thế mạnh và phù hợp với định
hướng hợp tác đầu tư nước ngoài thời gian tới của Việt Nam như: công nghệ cao (AI, 3D), dược phẩm; Công nghiệp truyền thống (sản xuất xe
hơi, chế tạo lốp xe, bảo dưỡng máy bay dân dụng); Khí phụ trợ; Năng lượng tái tạo;
Xây dựng hạ tầng, giao thông công cộng, sân bay, cảng biển, xây dựng đô thị
thông minh, xây dựng bệnh viện và quản lý bệnh viện công; Logistic.