BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 22/01/2025
Báo cáo theo đối tác
Tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt nam tính đến hết tháng 01/2011
Thứ Năm, 27/03/2014 10:06

Tính đến hết năm 2010, Nhật Bản có 1397 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 20,8 tỷ USD, đứng thứ 3 trong 91 Quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam

a. Phân theo ngành.

Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 870 dự án có tổng vốn đầu tư là 18 tỷ USD; lĩnh vực thông tin và truyền thông có 159 dự án với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD, còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực khác.

b. Phân theo hình thức đầu tư.

Các dự án đầu tư của Nhật Bản chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.125 dự án có tổng vốn đăng ký khoảng 9,9 tỷ USD. Tiếp đến là hình thức liên doanh với 234 dự án có tổng vốn đăng ký đạt 9,4 tỷ USD. Số còn lại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức BTO,BT,BTO và Công ty cổ phần (biểu chi tiết kèm theo).

c. Phân theo địa phương.

Trừ 4 dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng tập trung tại các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Bốn địa phương này có 910 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,9 tỷ USD.

(1)            Hà Nội với 344 dự án có tổng số vốn đăng ký 3 tỷ USD.

(2)            Thành phố Hồ Chí Minh với 378 dự án có tổng vốn đăng ký 2,39 tỷ USD.

(3)            Bình Dương với 247 dự án có tổng vốn đăng ký 1,26 tỷ USD.

(4)            Đồng Nai với 96 dự án có tổng vốn đăng ký 1,52 tỷ USD.

Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh:

* Một số dự án lớn của Nhật Bản:

(1) Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD; mục tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh chế, sx hoá chất cơ bản, sx plastic, bán buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày 14/4/2008.

(2) Dự án Công ty xi măng Nghi Sơn, liên doanh giữa Công ty NM Cement Co, Nhật Bản với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, tổng vốn đầu tư của dự án là 621,9 triệu USD; mục tiêu sản xuất xi măng. Dự án được cấp phép từ năm 1995, hiện đang hoạt động hiệu quả.

(3) Dự án Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật, tổng vốn đầu tư 610 triệu USD, mục tiêu: xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực.

(4) Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT; tổng vốn đầu tư là 332 triệu USD; mục tiêu xây dựng, cung cấp dịch vụ viễn thông.

(5) Dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam của Tập đoàn Canon Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 306,7 triệu USD; mục tiêu: sản xuất máy in phun, phụ kiện, thiết bị điện tử. Dự án được cấp phép từ năm 2001, hiện đang hoạt động có hiệu quả.

(6) Công ty TNHH Panasonic Home Appliances Việt Nam, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD của Tập đoàn Sumitomo và Masushita; mục tiêu: sản xuất thiết bị điện gia dụng, bếp ga, tủ lạnh, máy giặt.

Nhật Bản đã có công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Con có vốn ĐTNN đầu tiên tại Việt Nam, đó là Công ty Panasonic Việt Nam của tập đoàn Matsushita Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 98 triệu USD.

Số lượt đọc: 3538
Thông báo