Trước đây Nigeria chỉ chú trọng quan hê%3ḅ với các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhâ%3ḅt Bản nên quan hê%3ḅ với các nước nhỏ (trong đó có Viê%3ḅt Nam) chỉ ở mức khiêm tốn, ít đoàn qua lại thăm nhau. Tháng 9/2000 tại LHQ và tháng 2/2003 tại Hô%3ḅi nghị Không liên kết 13 ở Malaysia, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã gặp Tổng thống Nigeria Obasanjo, trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước và mời Tổng thống Obasanjo thăm Việt Nam. Ngày 17-19/4/2005, Tổng thống Nigeria Olusegun Obasanjo đồng thời là Chủ tịch đương nhiê%3ḅm của AU sang thăm Viê%3ḅt Nam.
Tháng 6/2001, Viê%3ḅt Nam và Nigeria đã ký Hiệp định Thương mại. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nigeria trong thời gian qua đã có bước phát triển tích cực. Năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt hơn 105 triệu USD. Việt Nam xuất sang Nigeria chủ yếu là sản phẩm cao su, đồ điện- điện tử, giày dép, sản phẩm nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng... và nhập khẩu từ Nigeria hạt điều thô, hoa quả, bông, khoáng sản... Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin giữa hai cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác chưa hiểu biết lẫn nhau, công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế. Các kỳ triển lãm, hội chợ quốc tế tại hai nước chưa có được sự tham gia tích cực của doanh nghiệp hai bên.
Tiềm năng hợp tác đầu tư thương mại giũa hai nước Việt Nam và Nigeria còn nằm ở các lĩnh vực như dầu khí, sản xuất, hàng hải, khoáng sản, xây dựng, điện, nông nghiệp, xi măng, vận tải, cơ khí, viễn thông, hàng không...Hiện nay, Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi với 34 tỷ thùng và 2.000 tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Đây cũng là nước sản xuất dầu lớn đứng thứ 6 trên thế giới và thứ hai ở Châu Phi. Đồng thời là nước cung cấp dầu chủ yếu cho Tây Âu và Mỹ. Hàng năm Nigeria cung cấp cho Mỹ 12% tổng lượng dầu nhâ%3ḅp khẩu của nước này.
Với dân số đông nhất Châu Phi, Nigeria đã chuyển từ quốc gia xuất khẩu lương thực sang nhập khẩu mặt hàng này, chủ yếu là gạo. Uớc tính mỗi năm Nigeria phải nhập khẩu khoảng 1,5-1,7 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo đồ. Hiện tại, việc nhập khẩu gạo vào thị trường này chủ yếu do các công ty tư nhân kiểm soát. Chính phủ không can thiệp trực tiếp vào việc kinh doanh gạo mà chỉ điều tiết bằng thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Nigeria nói riêng và Châu Phi nói chung đã và đang là một thị trường kinh tế mới và đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển vươn ra thị trường quốc tế.
Gần đây, Chính phủ Nigeria có văn bản chính thức giao 1000ha đất nông nghiệp cho 01 doanh nghiệp Nigeria trong 50 năm để trồng lúa hoặc cây công nghiệp. Doanh nghiệp Nigeria đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria để nhờ giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam có quan tâm hợp tác đầu tư.
Thông tin cần thiết về dự án, xin liên hệ:
Thương vụ Việt Nam tại Nigeria
|
|
Địa chỉ:
|
11/11A Ibiyinka Olorunnimbe Close, off Amodu Ojikutu Street, Victoria Island, Lagos State, Nigeria
|
|
Điện thoại:
|
(234)146-27024
|
|
Email:
|
dungdq79@yahoo.co.uk
|
|
Fax:
|
(234)146-270243
|
|