Các doanh nghiệp Italia tham dự diễn đàn lần này hoạt động trong các lĩnh vực sau: Máy công nghiệp, Máy chế biến đá, Máy gia công kim loại, Máy sản xuất da và giày, Công nghệ dệt may, Năng lượng và năng lượng tái tạo, Thiết bị y tế và y sinh, Cơ sở hạ tầng và Truyền thông.
Đặc biệt, Diễn đàn còn có sự tham dự của Thứ Trưởng Bộ Phát triển Kinh tếItalia.
Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, Ban tổ chức sẽ tổ chức buổi gặp gỡ trực tiếp giữa các đại diện của doanh nghiệp Italia và Việt Nam nhằm tạo thêm cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh cho cả hai phía. Theo Ban tổ chức, đây sẽ là cơ hội lý tưởng để doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm hiểu, trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức và xu hướng mới trong ngành công nghệ và thiết bị của Italia cũng như nắm bắt cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu tại Italia.
Theo VCCI, các nhà đầu tư của Italia vào Việt Nam nhìn nhận rằng, Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi lớn, đạt sự tăng trưởng rất ấn tượng và ổn định, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang tạo ra môi trường kinh doanh hết sức hấp dẫn và thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn đầu tư của Italia vào Việt Nam thời gian qua còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Do đó các doanh nghiệp hai nước cần tăng cường giao lưu, thảo luận kỹ các cơ hội, khả năng hợp tác, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng và sản xuất công nghiệp để nâng quy mô các dự án đầu tư, thương mại lên một tầm cao mới.
Italia là một trong những nước Tây Bắc Âu đầu tiên nối lại và phát triển các quan hệ hợp tác với Việt Nam sau thời kỳ ngưng đọng (những năm 1979 - 1989). Một số tập đoàn sản xuất lớn của Italia đã thiết lập quan hệ hợp tác và bước đầu có được một số kết quả quan trọng tại Việt Nam như Technip Italy (dự án Nhà máy đạm Phú Mỹ), Danieli Officina (nhà máy sản xuất thép), Fiat Iveco (liên doanh ôtô Mekong), Piaggio (xe tay ga).
Kim ngạch thương mại hai chiều hai nước tăng đều trong những năm qua, từ 320 triệu USD năm 1996 lên đến 1,2 tỷ USD năm 2006 và 1,7 tỷ USD năm 2008, tuy nhiên chưa xứng với tiềm năng kinh tế hai nước. Kim ngạch hai chiều năm 2009 giảm cả về số lượng và giá trị so với năm 2008 và chỉ đạt hơn 1,5 tỷ USD do chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân này là do doanh nghiệp hai nước còn hiểu biết quá ít về nhau; đặc biệt doanh nghiệp Italia chưa hiểu rõ về những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là về môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận thị trường và tìm kiếm bạn hàng Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, nhiều doanh nhân Italia đã quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Italia là giày dép, cà phê, hàng dệt may, thủy sản. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Italia máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện vận tải và da nguyên liệu (phục vụ ngành công nghiệp dệt may và da giầy).
Năm
|
Việt Nam xuất khẩu
|
Việt nam nhập khẩu
|
Tổng kim ngạch
|
Mức tăng (%)
|
2005
|
469,7
|
288,1
|
757,8
|
|
2006
|
653,1
|
335,2
|
988,3
|
24%
|
2007
|
816,8
|
686,0
|
1.702,8
|
42%
|
2008
|
1.002,7
|
668,2
|
1.670,9
|
-2%
|
2009
|
804,6
|
726,2
|
1.530,8
|
-9%
|
2010
|
980,14
|
822,46
|
1.802,26
|
15%
|
2011
|
1.534,3
|
998,75
|
2.533,05
|
29%
|
2012
|
1.876,7
|
972,06
|
2.848,76
|
12%
|
2013
|
2.293,5
|
1.172,50
|
3.466,00
|
22%
|
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Italia - Đơn vị triệu USD - nguồn Tổng Cục Hải quan
|
Hồ Hường