BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Ngành, Lĩnh vực
Nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh
Thứ Năm, 25/11/2021 09:49
Nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh

Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng đề nghị các hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá tại các địa phương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo chấn chỉnh, tháo gỡ kịp thời.

Chiều 24/11, Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng về đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức buổi làm việc trực tuyến với một số Hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là trong việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Văn phòng Chính phủ, cuộc làm việc do ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP), Thường trực Tổ công tác chủ trì.

Doanh nghiệp khởi sắc sau Nghị quyết 128 của Chính phủ

Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan nhấn mạnh, trong năm 2020-2021, dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan, các địa phương khi ban hành các văn bản phải đúng yêu cầu chỉ đạo của Trung ương, không được gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Bà Phan Thanh Xuân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách nêu, Nghị quyết 128/NQ-CP ra đời được doanh nghiệp hưởng ứng. Sau khi Nghị quyết ban hành, tháng 10/2021 các doanh nghiệp ngành da-giầy-túi xách đã mở cửa trở lại, thực hiện hoạt động công suất từ 30-50%. Sau tháng 10, hoạt động xuất khẩu đã đạt kết quả tăng trưởng nhất định. Các nhãn hàng đều thấy tính cơ hội và khả quan trong phục hồi sản xuất.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, trong 10 tháng năm 2021, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 32 tỷ USD. Tuy xuất khẩu quý III/2021 sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng tháng 10 khả quan hơn. Dự kiến cả năm xuất khẩu khoảng 38-38,5 tỷ USD (cao hơn năm 2020 là 10%). Kết quả này là sự cố gắng lớn của ngành dệt may.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, tình hình sản xuất, kinh doanh khả quan hơn nhiều, thống kê cho thấy 85-95% người lao động trong doanh nghiệp trở lại làm việc. Tình hình sản xuất trong nhà máy khá thuận lợi. Tuy nhiên dịch vẫn diễn biến phức tạp, vì vậy, việc khống chế hiệu quả dịch bệnh trong các tháng cuối năm sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất thuận lợi hơn.

Tại buổi làm việc, ý kiến của các hiệp hội kiến nghị Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét về việc tăng giờ làm thêm của lao động. Nguyên nhân là khi phục hồi sản xuất trở lại, doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất nhiều hơn để bù đắp các đơn hàng; các doanh nghiệp cũng đánh giá người lao động có nhu cầu làm việc nhiều hơn sau thời gian nghỉ giãn cách để tăng thu nhập.

Đại diện Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam nêu ý kiến - Ảnh: VGP/Gia Huy

Doanh nghiệp khởi sắc sau Nghị quyết 128 của Chính phủ

Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan nhấn mạnh, trong năm 2020-2021, dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan, các địa phương khi ban hành các văn bản phải đúng yêu cầu chỉ đạo của Trung ương, không được gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Bà Phan Thanh Xuân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách nêu, Nghị quyết 128/NQ-CP ra đời được doanh nghiệp hưởng ứng. Sau khi Nghị quyết ban hành, tháng 10/2021 các doanh nghiệp ngành da-giầy-túi xách đã mở cửa trở lại, thực hiện hoạt động công suất từ 30-50%. Sau tháng 10, hoạt động xuất khẩu đã đạt kết quả tăng trưởng nhất định. Các nhãn hàng đều thấy tính cơ hội và khả quan trong phục hồi sản xuất.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, trong 10 tháng năm 2021, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 32 tỷ USD. Tuy xuất khẩu quý III/2021 sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng tháng 10 khả quan hơn. Dự kiến cả năm xuất khẩu khoảng 38-38,5 tỷ USD (cao hơn năm 2020 là 10%). Kết quả này là sự cố gắng lớn của ngành dệt may.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, tình hình sản xuất, kinh doanh khả quan hơn nhiều, thống kê cho thấy 85-95% người lao động trong doanh nghiệp trở lại làm việc. Tình hình sản xuất trong nhà máy khá thuận lợi. Tuy nhiên dịch vẫn diễn biến phức tạp, vì vậy, việc khống chế hiệu quả dịch bệnh trong các tháng cuối năm sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất thuận lợi hơn.

Tại buổi làm việc, ý kiến của các hiệp hội kiến nghị Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét về việc tăng giờ làm thêm của lao động. Nguyên nhân là khi phục hồi sản xuất trở lại, doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất nhiều hơn để bù đắp các đơn hàng; các doanh nghiệp cũng đánh giá người lao động có nhu cầu làm việc nhiều hơn sau thời gian nghỉ giãn cách để tăng thu nhập.

Theo Báo chính phủ
Số lượt đọc: 641
Thông báo