BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 28/12/2024
Ngành, Lĩnh vực
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài muốn tăng "room" ngân hàng?
Thứ Năm, 27/03/2014 11:28
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài muốn tăng "room" ngân hàng?

Công ty quản lý nợ chỉ nên tồn tại trong khoản thời gian là từ 5-7 năm là phù hợp. Nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có vốn nhưng lại bị giới hạn về "room".

Ai cũng biết nợ xấu đang là “cục máu đông” cản trợ nguồn tín dụng và ngăn cản tốc độ phát triển của nền kinh tế, song theo các chuyên gia nước ngoài, không phải mọi tổn thất đều được bù đắp ngay lập tức.

Quá trình tái cơ cấu cần xảy ra đủ nhanh để khôi phục khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách có kỷ luật trong khi vẫn duy trì được niềm tin trong hệ thống, còn nếu làm chậm sẽ làm niềm tin giảm dần, nếu đi quá nhanh cũng có thể dẫn đến khủng hoảng mất niềm tin, đấy là điều không nên xảy ra.

Làm thế nào để quản lý và giải quyết nợ xấu và tái cấp vốn cho ngân hàng mà không để các sai lầm lặp lại lần thứ hai?

Theo ông Brett Krause, Tổng giám đốc Citibank tại Việt Nam, đại diện Nhóm công tác ngân hàng đề xuất Việt Nam nên thành lập công ty mua bán nợ và quy trình tái cấp vốn có sự kết hợp giữa nhà nước và tư nhân là một giải pháp tốt.

Trước hết cần chuyển nợ xấu từ bảng cân đối tài sản của các định chế tài chính sang cho công ty quản lý tài sản (AMC). AMC có nhiệm vụ xử lý nợ xấu này và cơ cấu lại các khoản nợ gốc, xử lý các tài sản để xử lý với khung thời gian nhất định, tài sản có thể xử lý trong nội bộ, bán ra ngoài hoặc được bán cho bên thứ ba.

Sau khi ngân hàng được cơ cấu lại vốn, các ngân hàng sẽ giảm bớt rủi ro của mình và tập trung vào hoạt động kinh doanh chính. Sự sở hữu của nhà nước tại các công ty quản lý nợ là thông lệ mà được thực hiện ở các nền kinh tế khác có cùng vấn đề như Việt Nam, điều quan trọng là chỉ ra được rằng việc chuyển giao tại sản chuyển sang một giá tị phù hợp trong đó các tổn thất được ghi nhận cho các ngân hàng và các cổ đông của mình.

Chính phủ có thể đưa ra các cơ chế khuyến khích như đưa ra nguồn vốn mới, hạn chế các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn này nếu tỷ lệ nợ xấu cao hơn một mức nhất định. Các ngân hàng sẽ được phép tự quyết định giữ lại nợ xấu nào và bán đi nợ xấu nào, và tự quyết định cơ cấu vốn của mình nhưng phải đáp ứng được về yếu tốt quản lý.

Các yếu tố đảm bảo sự thành công của quá trình tái cơ cấu nợ là tăng cường yêu cầu pháp lý và tối ưu hóa giá trị của nó bao gồm các yếu tố: Thiết lập công ty quản lý nợ với thông số vững chắc, đề ra mục tiểu rõ ràng và cơ chế phù hợp, đảm bảo sự minh bạch trong mọi hoạt động công ty quản lý nợ, đặc biệt trong các báo cáo thường niên, áp dụng các nguyên tắc định giá thị trường…

Cần điều khoản rõ ràng đánh dấu chấm dứt công ty quản lý nợ với khoản thời gian là từ 5-7 năm là phù hợp, nếu sự tồn tại của công ty quản lý nợ ngắn hơn sẽ không đảm bảo thanh khoản hay chi phí lớn cho toàn bộ hệ thống, nếu dài hơn thì chậm giải quyêt, tài sản càng ngày trở nên kém chất lượng....

Về việc tái cấp vốn, theo ông Sumit Dutta, Tổng giám đốc ngân hàng HSBC Việt Nam, việc tái cấp vốn cho các ngân hàng cần được phân loại cho nhóm ngân hàng mạnh và nhóm ngân hàng yếu.

Đối với nhóm ngân hàng mạnh cần được tái cấp vốn từ sự hỗ trợ của cổ đông hiện có hoặc cổ đông mới, còn đối với nhóm ngân hàng yếu, không có tương lai phát triển thì cần sáp nhập hoặc đóng cửa. Các ngân hàng yếu có thể bán nợ còn tốt cho công ty quản lý tài sản AMC quản lý và hủy giấy phép kinh doanh của các ngân hàng này.

Việc bán nợ ra thị trường có thể sử dụng các biện pháp như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu tiên không có quyền biểu quyết.

Nguồn vốn cho các ngân hàng có thể từ 3 phía: nhà đầu tư nội địa, Chính phủ hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nội địa bị hạn chế về vốn nhưng ngân hàng có thể thu hút được một số nhà đầu tư trong nước có trách nhiệm; về phía Chính phủ nên tham gia vào quá trình tái cơ cấu nhưng nguồn lực có điểm dừng và không nên để nguồn lực này dàn trải một cách mỏng manh, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư lượng vốn rất lớn vào các ngân hàng Nhà Nước và có thể gửi ra tín hiệu sai đến thị trường quốc tế nếu họ tham gia hùn vào các ngân hàng khác nữa.

Riêng đối với các tổ chức nước ngoài, họ có kinh nghiệm, có vốn và muốn được tham gia nhưng lại bị cản trở về “room” khi giới hạn tỷ lệ nắm giữ của các NĐT nước ngoài tại các ngân hàng trong nước chỉ ở mức 20% và tổng tỉ lệ sở hữu của nước ngoài trong ngân hàng trong nước không được quá 30%.

Theo đề xuất của Nhóm công tác ngân hàng, việc tăng sở hữu nước ngoài sẽ là yếu tố thúc đẩy đáng kể tiến trình quản trị và nâng cao năng lực các ngân hàng trong nước. Với mức sở hữu nước ngoài 15 - 20% hiện nay, ngân hàng nước ngoài chưa thể có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề quản trị của các ngân hàng trong nước có vốn nước ngoài, cho dù có thành viên trong Hội đồng quản trị.

Số lượt đọc: 2283
Thông báo