BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Ngành, Lĩnh vực
Tổng hợp trả lời vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản liên quan tới thủ tục thông quan hải quan
Thứ Năm, 27/03/2014 11:26

 

STT

 

Nội dung vướng mắc

 

 

Giải đáp

1

       Chúng tôi mong rằng những nghiệp vụ hải quan đối với việc nhập khẩu hàng hóa bằng đường xách tay được áp dụng thống nhất

          Các quy định pháp luật hải quan được áp dụng thống nhất trong toàn ngành Hải quan.

         Hiện nay, ngành Hải quan đang thực hiện các quy định pháp luật về Hải quan, trong đó phần lớn các quy định được ban hành bởi các Bộ, ngành khác, phần còn lại liên quan đến các quy trình thủ tục do Bộ Tài chính ban hành.

         Trong thực thi các chính sách trên, đặc biệt các chính sách mới do Bộ, ngành ban hành đôi khi phát sinh các vướng mắc. Ngành Hải quan phải trao đổi với Bộ, Ngành ban hành để tìm cách giải quyết. Trong quá trình này có thể có những cách hiểu, giải quyết chưa thống nhất giữa các đơn vị. Tổng cục Hải quan có chỉ đạo các đơn vị địa phương nếu xảy ra vướng mắc cần có báo cáo kịp thời cho cơ quan Tổng cục để có hướng dẫn chỉ đạo.

 

2

       Pháp luật hiện nay chưa có hướng dẫn đối với hàng kinh doanh chuyển qua hành lý xách tay.

Trường hợp nhập khẩu hàng hóa bằng đường xách tay:

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về Hải quan thì hàng hóa xách tay hay vận chuyển bằng phương thức vận tải khác chỉ là hình thức vận chuyển. Do đó, hàng hóa xách tay vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành (Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 quy định “Trường hợp hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này được coi là hàng hóa nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu, pháp luật về thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm).

 

 

3

       Đề nghị các nội dung tham vấn trước cần dễ hiểu và thống nhất.

Dự kiến Ngành Hải quan sẽ thay đổi phương thức tham vấn theo hướng: thống nhất trong ngành Hải quan về các vấn đề vướng mắc về mã, giá trước khi trả lời doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan sẽ khắc phục các hạn chế của việc tham vấn để thông tin đến doanh nghiệp được nhanh chóng, chính xác, thống nhất. Từng bước chuyển từ phương thức tham vấn trực tiếp sang phương thức điện tử. Bên cạnh đó, sẽ bảo đảm tính pháp lý của các văn bản trả lời bằng phương thức điện tử thông qua chữ ký số và giá trị thực hiện của văn bản.

 

4

Các doanh nghiệp chế xuất nhập từ nội địa đề nghị được kê khai một lần theo tháng và nhập khẩu nhiều lần.

Đề nghị Tổng cục Hải quan có thông tin sớm qua JICA.

       Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất với nội địa đáp ứng các quy định tại Điều 40 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp được thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký hải quan một lần.

 

5

Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai định hướng thay đổi phương thức tham vấn. Đề nghị cho phép doanh nghiệp được tiếp tục trao đổi vướng mắc tới Tổng cục Hải quan.

Ngành Hải quan đã xác định rõ thông tin tham vấn trước là một trong 20 vấn đề sửa Luật Quản lý thuế.

Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện quản lý quy trình đề nghị tham vấn để giải quyết 2 vấn đề:

Một là doanh nghiệp có câu hỏi nhưng không nhận được câu trả lời hoặc trả lời chậm;

Hai là trả lời khác nhau tại các đơn vị khác nhau, thời gian khác nhau.

Trong đó, Hải quan Việt Nam sẽ làm rõ trách nhiệm của người hỏi và người trả lời. Đối với việc trả lời hoặc tham vấn điện tử cơ quan Hải quan hướng tới xác định trách nhiệm của người tham vấn, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử…

 

6

Việc tra cứu các quy định tương ứng giữa các văn bản pháp luật như Nghị định, Thông tư, là rất khó khăn, thêm vào đó, có trường hợp, ngay cả khi tìm được quy định hướng dẫn thì nội dung khó hiểu, dẫn đến cách hiểu khác nhau. Chúng tôi mong rằng, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan sẽ được hệ thống hóa một cách khoa học, nội dung dễ hiểu để hiểu được một cách rõ ràng.

          Hiện nay các văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực hải quan đều được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng như Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Doanh nghiệp có thể tra cứu, tìm hiểu khi cần thiết.

Về nội dung câu hỏi, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xin tiếp thu để khắc phục trong quá trình sửa đổi hệ thống pháp luật.

7

       Đề nghị cho phép tiến hành thủ tục khai báo trước tại Hải quan cửa khẩu.

 

        Việc khai hải quan trước khi hàng đến đã được quy định cụ thể tại Điều 18 Luât Hải quan. Theo đó:

         - Hàng nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

         - Hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

8

       Các nghiệp vụ xử lý bằng tay còn nhiều dẫn tới mất nhiều thời gian để làm thủ tục nhập khẩu. Chúng tôi mong rằng những nghiệp vụ này sẽ được tự động hóa để xử lý được nhanh chóng.

          Hiện nay, thủ tục hải quan điện tử đang trong giai đoạn thí điểm, một số khâu nghiệp vụ vẫn phải có sự can thiệp bằng tay. Tổng cục Hải quan ghi nhận và từng bước xây dựng, triển khai tự động hóa ở các khâu nghiệp vụ theo lộ trình.

9

       Chưa có ứng phó khi hệ thống E-customs gặp sự cố.

       4.1 Đề nghị có phương thức khai báo thay thế dành cho doanh nghiệp để ứng phó trong trường hợp hệ thống E-customs gặp sự cố. Đồng thời, phương thức khai báo thay thế đó sẽ được áp dụng một cách thống nhất giữa tất cả các cơ quan Hải quan.

        Đề nghị có cơ chế cho phép nhanh chóng chuyển sang xử lý tờ khai bằng tay khi hệ thống E-customs gặp sự cố. Sau khi xảy ra sự cố đối với hệ thống Hải quan điện tử e-customs bao lâu thì được sử dụng phương án dự phòng? Ai là người quyết định được sử dụng phương án dự phòng? Theo doanh nghiệp, nên cho phép trong vòng 1 giờ và người quản lý cấp Chi cục có thể quyết định vấn đề này.

Hiệu quả của hệ thống hải quan điện tử phụ thuộc vào hệ thống của Hải quan, hệ thống của doanh nghiệp và chất lượng đường truyền giữa Hải quan và Doanh nghiệp. Điều 30 Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 đã quy định về trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố tạm dừng hoạt động hoặc có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tại.

          Hải quan Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống và đường truyền. Các vướng mắc sẽ sớm được giải quyết khi Hệ thống thông quan tự động hoá của Việt Nam (VNACCS) chính thức được triển khai.

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ nghiên cứu để ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về phương án dự phòng khi xảy ra sự cố.

         Tổng cục Hải quan mong muốn nhận được ý kiến doanh nghiệp về vướng mắc đối với hệ thống hải quan điện tử e-customs và với thủ tục hải quan chung để hướng tới áp dụng hiệu quả VNACCS.

10

       Mở rộng phạm vi đối tượng của E-customs. Chưa có hình thức khai báo trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất mua hàng từ doanh nghiệp nhà nước.

Đối với phần mềm khai báo hải quan điện tử đang bắt đầu áp dụng thí điểm đối với các Doanh nghiệp chế xuất và đã xây dựng hệ thống phần mềm theo lộ trình. Do đó, Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến của Doanh nghiệp và cần có lộ trình để triển khai thực hiện.

11

Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 2544/QĐ-TCHQ ngày 28/11/2011 ban hành Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất. Khi chuyển từ hệ thống ECUS-X và ECUS-G sang ECUS-EC3 thì việc thanh khoản cho doanh nghiệp chế xuất thực hiện như thế nào? Đề nghị cung cấp văn bản hướng dẫn chuyển từ phần mềm cũ sang phần mềm mới.

Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang thí điểm chương trình quản lý mới, dự kiến chính thức vận hành tháng 8/2012. Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện thí điểm Chương trình này, đề nghị liên hệ với Tổng cục Hải quan để được tư vấn cụ thể.

Thủ tục hải quan điện tử với doanh nghiệp chế xuất là thủ tục hải quan đặc thù, áp dụng kinh nghiệm quốc tế không được nhiều. Thời gian tới dự kiến khi Hệ thống thông quan tự động hoá của Việt Nam (VNACCS) chính thức được triển khai sẽ giải quyết được các vướng mắc phát sinh.

Tổng cục Hải quan đã đăng tải thông tin hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của Hải quan Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp cần biết các thông tin chi tiết, đề nghị gửi văn bản đến Tổng cục Hải quan.

 

12

       Quy các cửa giải đáp hải quan về một mối. Chúng tôi mong rằng hệ thống hỏi đáp hướng dẫn trước sẽ phát huy được chức năng của mình. Các câu trả lời chính thức sẽ được lưu trữ trong hệ thống hướng dẫn trước để nội bộ Hải quan và các đơn vị Hải quan có thể sử dụng chung.

 

Tổng cục Hải quan đang hướng tới xây dựng một hệ thống tư vấn thống nhất từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục. Tuy nhiên, trong lúc chưa có hệ thống hướng dẫn trước để nội bộ Hải quan sử dụng chung, những hướng dẫn trước vẫn đang được pháp huy tác dụng ở phạm vi có thể, góp phần hạn chế sự thiếu thống nhất trong khi hướng dẫn của các đơn vị Hải quan.

13

       Văn bản trả lời tham vấn cần có nội dung rõ ràng, dễ hiểu. Đồng thời, khi đã có văn bản trả lời tham vấn của Doanh nghiệp thì tất cả cơ quan khác phải chấp nhận và tôn trong nội dung của văn bản trả lời.

 

         Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 194/2010/TT-BTC và Điều 11 Thông tư 49/2010/TT-BTC các văn bản xác định trước mã số, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có giá trị thực hiện trong toàn ngành, cụ thể:

          - Phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng hóa có giá trị làm thủ tục thông quan;

          - Kết quả phân loại trước có thời hạn sử dụng trong vòng 1 năm (tính tròn là 365 ngày), kể từ ngày ký quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện:

          + Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đúng với mô tả của hàng hoá được phân loại trước tại Phiếu yêu cầu phân loại trước và hồ sơ phân loại trước;

          + Trong thời gian từ khi có quyết định phân loại trước đến khi làm thủ tục hải quan, không có sự thay đổi các quy định của pháp luật liên quan đến mặt hàng được phân loại trước.

 

 

 

14

        Đề nghị đơn giản hóa thủ tục khai báo cho dây chuyền thiết bị.

        Đề nghị đơn giản hoá thủ tục khai báo đối với một bộ dây chuyền sản xuất. Không thể chia nhỏ giá thành của dây chuyền sản xuất, vì đây là giá cho cả một dây chuyền sản xuất.

        Doanh nghiệp đề xuất cho phép được khai tên máy và và phụ kiện đồng bộ kèm theo, có công văn cam kết đồng bộ.

 

 

     Theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

     Trường hợp dây chuyền sản xuất nhập khẩu thuộc chương 84 hoặc chương 85, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì sẽ được phân loại theo tổ hợp, dây chuyền.

     Quy định này tạo cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại những máy móc, thiết bị là tổ hợp hoặc dây chuyền được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hay tháo rời do yêu cầu đống gói, bảo quản hoặc để tiện vận chuyển.

      Người khai hải quan có trách nhiệm nộp hồ sơ tài liệu khi thông báo Danh mục hàng hoá NK thuộc các Chương 84, 85 là tổ hợp dây chuyền gồm:

       - Danh mục máy móc, thiết bị thuộc các chương 84 và 85 là tổ hợp dây chuyền nhập khẩu được khai báo tên, mã số theo Biểu thuế của máy móc, thiết bị, loại máy móc, thiết bị chính.

           - Bản thuyết minh và/hoặc hồ sơ lắp đặt thể hiện rõ hàng hoá là tổ hợp dây chuyền;

 - Cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai 2 loại tài liệu trên, nộp đủ thuế theo từng máy và bị xử phạt vi phạm nếu việc kê khai không đúng.  

 

15

70% máy móc của nhà máy thuộc Chương 84, 85 của Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi chưa thực hiện được thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc thiết bị theo quy định tại Điều 97 Thông tư 194/2010/TT-BTC, Thông tư 49/2010/TT-BTC, và Công văn 12551/BTC-TCHQ ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính. Một số linh kiện phải tháo rời khi nhập bị coi là hàng cấm hoặc bị buộc phải thu thuế.

Đề nghị giao cho Chi cục Hải quan xác nhận Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế. Quy định về thời hạn xác nhận Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế trong 10 ngày là quá lâu, đề nghị giảm xuống còn 2 ngày.

 

 

Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan Hải quan là xác định hàng hoá nào chịu thuế, hàng hoá nào không chịu thuế. Với phương tiện vận tải (ô tô) không được miễn thuế dù dự án ở đâu và lĩnh vực nào. 

Việc quy định thời gian xác nhận Danh mục hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn 10 ngày là do nhiều dự án có quy mô lớn với hàng trăm thiết bị được nhập khẩu nên Cơ quan Hải quan cần thời gian để xác nhận Danh mục này. Cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu sửa quy định xác nhận Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế theo hướng:

Những nội dung đơn giản sẽ nhanh chóng xác nhận và chuyển sang kiểm tra sau thông quan;

Đối với những dự án phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao thì tham vấn ý kiến cơ quan giám định và kiểm toán độc lập.

Đồng ý với đề nghị của doanh nghiệp giao cho Chi cục Hải quan xây dựng danh mục ưu đãi đầu tư.

16

       Về tỷ lệ hao hụt hải quan thường yêu cầu phải đưa ra con số cụ thể, tuy nhiên xét về góc độ thực tế sản xuất thì tỷ lệ hao hụt này bị thay đổi theo mỗi lô hàng là rất lớn, đa phần con số này là con số tính toán theo lý thuyết.

Đề nghị: đơn giản hoá phương thức quản lý báo cáo thanh khoản hợp đồng gia công sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Hải quan chấp nhận con số tỷ lệ hao hụt nằm trong một khoảng phạm vi xê xịch do doanh nghiệp báo cáo.

 

         Tỷ lệ hao hụt trong hợp đồng gia công là do doanh nghiệp nhận gia công và bên thuê gia công thỏa thuận, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng gia công. Tỷ lệ hao hụt khai báo với cơ quan hải quan là tỷ lệ hao hụt thực tế doanh nghiệp thực hiện (không vượt quá tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận trong hợp đồng gia công nếu là nhận gia công cho thương nhân nước ngoài).

          Khi thanh khoản, cơ quan Hải quan căn cứ nguyên tắc Nhập – Xuất – Tồn để thanh khoản là lượng nguyên liệu nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu và định mức sử dụng nguyên liệu (kể cả hao hụt).

          Thời điểm khai báo tỷ lệ hao hụt đối với một lô hàng là trước khi làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng. Việc kiểm tra định mức, tỷ lệ hao hụt sẽ được cơ quan Hải quan tiến hành trên nguyên tắc phân tích thông tin, mức độ chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp.

 

17

        Đề nghị cho phép tiến hành sửa chữa tờ khai

        Thực hiện sửa tờ khai theo quy định tại Điều 12 Thông tư 194/2010/TT-BTC, theo đó:

        - Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

        - Khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai đối với các nội dung có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp nếu đáp ứng các điều kiện quy định cụ thể tại điều 12 Thông tư 194.

 

18

Điều 12 Thông tư 194 quy định chỉ được sửa đổi, bổ sung tờ khai trong 2 trường hợp: trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá, quy định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá; nếu sai sót về thuế được khai báo lại trong vòng 60 ngày. Thực tế có những sai sót phát hiện sau kiểm tra thực tế hoặc sau thời điểm ra quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá không liên quan đến thuế.

Tổng cục Hải quan ghi nhận những phản ánh của doanh nghiệp và sẽ nghiên cứu sửa các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng:

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan doanh nghiệp được khai bổ sung:

+ Trường hợp liên quan đến thay đổi mức thuế nếu mức thuế tăng doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền lãi của số tiền tăng thêm đó, còn nếu mức thuế giảm doanh nghiệp sẽ được thanh toán hoặc hoàn lại trong lần kê khai tiếp theo.

+ Trường hợp không thay đổi về thuế phải giải trình.

- Trường hợp ngoài thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra thuế, thanh tra thuế trụ sở người nộp thuế thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn, người nộp thuế bị xử phạt 10% số tiền khai thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và nộp tiền lãi chậm nộp trên số tiền khai thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn

 

 

19

Việc khai báo hải quan qua Hệ thống hải quan điện tử hiện nay không sửa được đơn vị tiền tệ gây sai số liệu thống kê.

Việc sửa đổi khai báo sai được phép thực hiện theo quy định trong 60 ngày.

Việc sửa chữa khai báo sẽ phát sinh chênh lệch giá do biến động tỷ giá hối đoái. Cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu hướng dẫn việc áp dụng tỷ giá hối đoái đối với từng trường hợp.

 

 

20

 

        Chúng tôi mong rằng Hải quan không can thiệp sâu vào các giao dịch (hình thức giao dịch) giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

Hiện nay, hai doanh nghiệp chế xuất ở Việt Nam mua hàng qua doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp nhập phải xuất trình 2 hợp đồng dẫn đến không giữ được bí mật kinh doanh. Đề nghị Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan địa phương không yêu cầu 2 hợp đồng. Đề nghị tách riêng hồ sơ, với thủ tục xuất khẩu thì chỉ nộp hợp đồng xuất khẩu, đối với thủ tục nhập khẩu nộp hợp đồng nhập khẩu.

Đối với việc xuất nhập khẩu tại chỗ, Cơ quan Hải quan yêu cầu xuất trình hoá đơn VAT của người xuất khẩu sẽ làm lộ giá.

 

 

 

 

Theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu cùng kê khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, còn hồ sơ nhập khẩu nộp cho cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, hồ sơ xuất khẩu nộp cho cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu. Do vậy, việc hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu được nộp và lưu ở 02 bộ hồ sơ riêng biệt, do đó không phát sinh trường hợp lộ bí mật.

Về hóa đơn: Theo quy định tại công văn số 7200/BTC-TCHQ ngày 02/6/2011 của Bộ Tài chính thì khi làm thủ tục hải quan doanh nghiệp nộp bản sao hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn xuất khẩu.

 

21

      Trên tờ khai nhập khẩu có yêu cầu ghi tên con tàu trong vận đơn nhưng Hải quan cảng lại yêu cầu ghi tên con tàu cập cảng.

           Về nội dung khai thông tin Tên tàu đối với trường hợp có nhiều chặng, hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể việc khai thông tin Tàu chặng đầu, chặng cuối. Tổng cục Hải quan sẽ có hướng dẫn chung cả thủ công và điện tử.

 

22

      Do thiết bị máy móc cũ được phép nhập khẩu và phụ tùng (vd dây cáp..) được đóng gói riêng biệt, dây cáp đó được coi là mặt hàng riêng và mặt hàng này không được phép nhập hàng cũ

 

         Vấn đề này không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Hải quan. Trường hợp doanh nghiệp muốn nhập khẩu thì không được phép tách rời.

23

Khi nhập khẩu thiết bị, máy móc cũ được phép nhập khẩu các doanh nghiệp thường tháo rời máy móc, thiết bị dẫn đến một số phụ tùng không được phép nhập khẩu. Đề nghị cho phép nhập khẩu hàng hoá hàng được đóng ở các kiện khác nhau được khai trong một tờ khai theo quy định của Công ước HS.

 

Đề nghị cơ quan hải quan lấy ý kiến của các Bộ và sớm phúc đáp cho doanh nghiệp.

Công ước HS chỉ quy định về mã hoá hàng hoá. Danh mục hàng hoá cấm phụ thuộc chính sách mặt hàng mỗi nước.

Những trường hợp đặc thù như thế này cũng xảy ra ở những nước khác và phần lớn cả doanh nghiệp lẫn Hải quan đều nhầm lẫn. Việc coi hàng hoá là một phần của thiết bị có nghĩa là nếu không có nó thì thiết bị không hoạt động được. Trường hợp này chấp nhận là một phần của thiết bị. Còn phụ kiện có nghĩa là không có nó thì thiết bị vẫn hoạt động. Trường hợp này không chấp nhận nó là một phần của thiết bị. Ví dụ, ống kính máy ảnh là một phần của thiết bị nhưng chân đỡ máy ảnh là phụ kiện.

Vấn đề doanh nghiệp đặt ra không phổ biến, Tổng cục Hải quan sẽ lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan (Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ về vấn đề đặc thù này) để đưa ra hướng giải quyết.

 

24

      Đề nghị bỏ quy định phải dịch tên các danh mục khai báo ra tiếng Việt

        - Theo quy định tại Nghị định 154/NĐ-CP ngày 15/12/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hải quan, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 cuả Bộ Tài chính:

         - Khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai do Bộ Tài chính quy định.

         - Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ rang về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất… và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

         - Ngoài tờ khai hải quan, người khai phải nộp kèm tờ khai một số chứng từ theo quy định như hóa đơn, hợp đồng, C/O…Cơ quan hải quan không yêu cầu dịch các chứng từ đi kèm hồ sơ Hải quan

 

25

       Đề nghị cán bộ Hải quan tuân thủ quy định về thời gian làm việc.

 

       Đề nghị cho biết rõ thủ tục để doanh nghiệp có thể đăng ký làm ngoài giờ  với cơ quan hải quan là như thế nào, ví dụ phải đăng ký trước mấy giờ, phải nộp giấy tờ gì và mức chi phí như thế nào?

 

         Tổng cục Hải quan đã ban hành tuyên ngôn phục vụ khách hàng và 10 điều kỷ cương kỷ luật quy định rõ trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện công việc (tác phong, thời gian làm việc…). Tại Chi cục Hải quan địa phương, Tổng cục đã có đường dây nóng. Do vậy, đề nghị khi có thông tin cụ thể, doanh nghiệp phản ánh kịp thời cho các cấp lãnh đạo để có ý kiến chỉ đạo.

          Vấn đề này đã quy định cụ thể tại khoản 5 Thông tư 194 ngày 6/12/2010, theo đó cơ quan Hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan hải quan. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì được thực hiện kiểm tra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai hải quan.

 

 

26

       Đề nghị nếu cùng một mặt hàng thì phải áp thống nhất một mã HS (thuế suất). Tuy cùng một mặt hàng, nhưng lại bị các cán bộ Hải quan khác nhau, các chi cục hải quan khác nhau áp dụng mã HS khác nhau.

 

Tổng cục Hải quan ghi nhận nội dung phản ánh của doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng mã HS khác nhau cho cùng một mặt hàng là do có quá nhiều mức thuế trong Biểu thuế. Để khắc phục tồn tại này, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Vụ Chính sách thuế - BTC xây dựng Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi năm 2012, trong đó mức thuế suất của Biểu thuế NK ưu đãi giảm từ 48 mức xuống 33 mức (giảm 15 mức so với năm 2011), mức thuế suất bình quân giảm từ 11,08% xuống còn 10,47%. Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu Danh mục hàng hóa, Biểu thuế, cập nhật các hướng dẫn về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế thống nhất trong toàn ngành.

 

27

        Về vấn đề truy thu do thay đổi mã HS: đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn đến các Cục Hải quan địa phương về việc phối hợp với DN xác định mã HS đối với các mặt hàng nhập khẩu lần đầu tiên, sau khi thống nhất được mã HS hai bên cùng ký Biên bản xác nhận và Doanh nghiệp sẽ sử dụng mã HS này để nhập khẩu cho những lần tiếp theo mà không lo lắng bị truy thu do hải quan yêu cầu điều chỉnh mã HS

 

       Theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì việc phân loại hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hồ sơ do người khai hải quan gửi tới. Cơ quan hải quan sẽ hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế khi có đề nghị của người khai hải quan. Cơ quan hải quan, công chức hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra kê khai của người khai hải quan. Đối với một mặt hàng đã được xác định mã HS tại khâu thông quan, và được áp dụng cho nhiều lần nhập khẩu tiếp theo tại một đơn vị hải quan, nếu trong quá trình kiểm tra sau thông quan hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, cơ quan hải quan phát hiện có sự sai khác và có đủ căn cứ xác định lại mã HS cho mặt hàng đó (có thông tin cụ thể hơn về sản phẩm hoặc sử dụng phương pháp phân tích, phân loại khác hoặc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại hơn..) thì sẽ điều chỉnh mã HS cho mặt hàng đó, tiến hành xử lý vi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, thực hiện thu đủ số tiền thuế, và làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra tại khâu thông quan, nếu có sai phạm thì xử lý theo quy định của ngành Hải quan và của pháp luật.   

         Đối với hàng hoá thực hiện phân loại trước, kết quả phân loại trước có thời hạn sử dụng trong vòng 1 năm (tính tròn là 365 ngày), kể từ ngày ký quyết định. 

 

 

28

        Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho là một công đoạn trong thủ tục khai báo nhập khẩu, tuy nhiên có trường hợp cán bộ hải quan chỉ đến đến mà không kiểm tra thực tế hàng hóa

        Việc kiểm tra thực tế hàng hóa đã được quy định cụ thể tại quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo QĐ số 1171/QĐ-TCHQ.

        Việc xác định lô hàng cần kiểm tra cũng như các tiêu chí cần kiểm tra được cơ quan xác định thông qua hệ thống quản lý rủi ro với các tiêu chí cụ thể.

        Công chức hải quan phải căn cứ vào chỉ dẫn tại quyết định phân luồng để tiến hành kiểm tra. Vấn đề doanh nghiệp nêu, đề nghị nêu rõ cán bộ Hải quan nào? Thuộc đơn vị nào để có cơ sở xử lý.

 

29

        Đề nghị bãi bỏ khâu kiểm tra hải quan tại cảng đối với hàng hóa được vận chuyển dưới hình thức hàng rời, hàng hóa được vận chuyển bằng container chuyên dụng

Nếu nhà nhập khẩu có yêu cầu và chịu chi phí để cán bộ Hải quan tới tận nơi, thì có thể tiến hành kiểm tra hàng hóa tại các địa điểm mà nhà nhập khẩu đề xuất

        Việc kiểm tra thực tế hàng hóa của Hải quan Việt Nam được tiến hành trên cơ sở được áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Do vậy, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của hàng hóa và được lựa chọn ngẫu nhiên.

        Theo Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP chỉ một số hàng hóa được đưa về địa điểm kiểm tra ở nội địa đã được công nhận. Đối với những hàng hóa không thể niêm phong, hàng rời phải được kiểm tra tại cửa khẩu để đảm bảo tính quản lý hải quan, ngăn chặn khả năng thẩm lậu vào nội địa.

 

 

30

        Đề nghị xem xét chấp nhận hồ sơ gửi bằng fax hoặc email khi tiến hành thủ tục hải quan tại các đơn vị hải quan xa xôi

 

       Theo quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hải quan, Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính:

       - Khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai do Bộ Tài chính quy định.

       - Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ rang về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất… và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

         Ngoài tờ khai hải quan, người khai phải nộp kèm tờ khai một số chứng từ theo quy định như hóa đơn, hợp đồng, C/O…

         Theo đó Doanh nghiệp được nợ bản chính và một số chứng từ, thời gian cho phép nợ chứng từ là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

         Đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan.

 

 

31

        Các DN chế xuất có quyền thực hiện hoạt động ngoại thương, khi mua nguyên vật liệu tại VN thì hàng hóa này có phải là đối tượng phải chịu thuế/thuế giá trị gia tăng hay không? Có được hoàn thuế giá trị gia tăng hay không?

Ví dụ: Căn cứ Giấy phép đầu tư của một DNCX thì doanh nghiệp này được quyền mua một số nhóm mặt hàng trong nước để xuất khẩu. Có nghĩa là DNCX này sẽ mua hàng của một DN nội địa, hàng sẽ được giao đến DNCX sau đó DNCX xuất bán cho một DN khác ở nước ngoài. Như vậy khi DNCX làm thủ tục hải quan mua hàng từ DN nội địa có phải kê khai và nộp thuế nhập khẩu + VAT không? Xin hướng dẫn cụ thể cho DN các văn bản quy định liên quan.

 

- Về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ thực hiện theo quy định tại điểm 7 Điều 45 Thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính theo đó: Thủ tục hải quan được thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa kinh doanh theo hợp đồng mua bán, không thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.

 - Về chính sách thuế: Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất nhập khẩu thì: Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thuộc đối tương không chịu thuế XNK.

          Trường hợp hàng hóa do DNCX thực hiện xuất nhập khẩu nhưng không sử dụng cho DNCX phải thực hiện chính sách thuế theo quy định hiện hành đối với hàng hóa kinh doanh theo hợp đồng mua bán.  

32

         DNCX mua một mặt hàng từ DN nội địa và mặt hàng này do DN nội địa đã NK từ nước ngoài, theo quy định mặt hàng này phải xin giấy phép NK và dĩ nhiên DN nội địa đã xin giấy phép NK để NK mặt hàng này về. Như vậy khi DNCX mua mặt hàng này từ DN nội địa, DNCX có phải xin giấy phép NK lần nữa không?

 

         Tại Điều 2, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, chưa quy định rõ ràng đối với trường hợp này. Tuy nhiên, quan điểm của Cục Giám sát quản lý trong trường hợp này (Doanh nghiệp chế xuất mua hàng hóa của doanh nghiệp nội địa có nguồn gốc nhập khẩu) khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp chế xuất không phải xin giấy phép nhập khẩu nữa.

33

         Trường hợp đã trả thuế để NK hàng hóa, sau đó xuất hàng hóa đó ra và được hoàn thuế, thì có cần xác nhận chi trả từ người mua nước ngoài hay không và điều đó có thật sự cần thiết hay không? Ngoài ra chúng tôi mong rằng các thủ tục phải thực hiện trong trường hợp chi trả bị chậm với lý do chính đáng sẽ được làm rõ.

Ví dụ: Theo quy định về thủ tục hải thanh khoản hợp đồng gia công để hoàn thuế, DN phải xuất trình chứng từ thanh toán cho cơ quan hải quan nhưng thực tế trong trường hợp hợp đồng có quy định về thanh toán chậm thì có thể đến thời hạn thanh khoản hợp đồng, việc thanh toán chưa hoàn tất và doanh nghiệp không thể có chứng từ thanh toán. Trong trường hợp này, đề nghị doanh nghiệp xuất trình thỏa thuận hợp đồng về thanh toán chậm giữa hai bên, và doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành thủ tục thanh khoản đúng thời hạn.

 

         Việc quy định hồ sơ hoàn thuế phải có chứng từ thanh toán của phía nước ngoài nhằm mục đích xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu. Việc giải quyết đối với trường hợp thanh toán chậm cũng đã được pháp luật quy định. Vì vậy, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 132 và d.2 khoản 6 Điều 128 Thông tư số 194/2010/TT-BTC hướng dẫn xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toántại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế. Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế (do hình thức thanh toán trên hợp đồng là hình thức trả chậm) hoặc lô hàng không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì hồ sơ hoàn thuế được thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế sau theo quy định.

        Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh hoặc kiến nghị cụ thể đề nghị doanh nghiệp có văn bản phản ánh trực tiếp về Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

 

 

34

        Khi giao dịch hàng hóa phải chịu thuế cần phải nộp các giấy tờ chứng nhận đã trả thuế (theo mẫu của hải quan), chứng từ này có thể thay thế bằng giấy chứng nhận của ngân hàng được hay không?

         Ví dụ: Theo quy định, đối với hàng hóa XNK phải trả thuế, DN phải xuất trình Giấy nộp tiền vào ngân sách rồi mới được giải phóng hàng. Trên thực tế, mặc dù DN đã chuyển khoản số tiền thuế phải nộp qua ngân hàng nhưng hệ thống ngân hàng và hải quan chưa kết nối, nên mất nhiều thời gian mới có Giấy nộp tiền vào ngân sách. Đề nghị hải quan chấp nhận chứng tù thanh toán của ngân hàng thay cho Giấy nộp tiền vào ngân sách nói trên

        Vấn đề doanh nghiệp nêu, Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính thì thời điểm xác định người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước là thời điểm Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, Tổ chức tín dụng xác nhận trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản. Do đó, cơ quan Hải quan xác nhận tờ khai đã nộp thuế khi có thông báo của Kho bạc Nhà nước (giấy nộp tiền ngân sách nhà nước hoặc lệnh chuyển tiền có của Kho bạc Nhà nước.

      Hiện nay Tổng cục Hải quan, Kho bạc và Ngân hàng đang thực hiện Dự án trao đổi thông tin về thuế XNK theo Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19/5/2009 của Bộ Tài chính. Vì vậy, các chứng từ nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước được cập nhật hàng ngày vào hệ thống quản lý thuế của cơ quan Hải quan. Mặt khác, Tổng cục Hải quan đang triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác với các Ngân hàng thương mại về công tác hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước, bảo lãnh thuế với các ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử. Các ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống này: BIDV, Agribank, Vietinbank, MB, VCB. Khi thực hiện dự án này, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế tại ngân hàng hoặc chuyển tiền nộp thuế qua hệ thống internet banking. Số thuế doanh nghiệp nộp sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống của cơ quan Hải quan sau khoảng 3 phút. Vì vậy, đề nghị doanh nghiệp tham gia vào hệ thống này.

 

35

Đề nghị cho biết thời điểm ban hành Luật Hải quan, Luật Thuế Xuất nhập khẩu và Luật Quản lý thuế.

Dự kiến trình Quốc hội Luật Quản lý thuế vào tháng 5/2012, Quốc hội phê duyệt tháng 10/2012. Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến trình Quốc hội năm 2013 và có hiệu lực vào năm 2014.

 

 

4. Tên tệp dữ liệu gửi kèm:

Số lượt đọc: 3210
Thông báo