BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tin dự án
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng háo 10 tháng năm 2020
Thứ Sáu, 30/10/2020 10:57

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ công thương tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2020 đạt 51,2 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng 9/2020 nhưng vẫn phục hồi khá tốt so với cùng kỳ năm 2019 với mức tăng 9,98%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng 9/2020 song lại tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 1,2% so với tháng 9/2020 và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 24,5 tỷ USD.

Theo ước tính, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2020 đạt 51,2 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng 9/2020 nhưng vẫn phục hồi khá tốt so với cùng kỳ năm 2019 với mức tăng 9,98%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng 9/2020 song lại tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 1,2% so với tháng 9/2020 và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 24,5 tỷ USD.

Như vậy, với sự phục hồi khá tích cực từ đầu quý III/2020 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 10 tháng năm 2020 đã tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 439,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019, đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới sụt giảm do tác động của dịch bệnh. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng nhẹ 0,4% so với 10 tháng năm 2019, đạt 210,55 tỷ USD.

Tình hình cụ thể:

1. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10/2020 ước tính đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,9 tỷ USD, giảm 8,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt gần 19,74 tỷ USD, tăng 0,8%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 tăng 9,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 23,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 5,8%.

Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8,3%). Trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 0,7%, chiếm gần 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 6,5%, chiếm 71,3%.

Trong 10 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,76% tổng kim ngạch xuất khẩu; có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,9%.

1.1. Về nhóm hàng và mặt hàng xuất khẩu

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Trong tháng 10/2020, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thủy sản ước đạt 2,11 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ. Trong đó, một số mặt hàng trong nhóm hàng nông, thủy sản ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 như: Thủy sản tăng 0,8%, cà phê tăng 3,6%, hạt tiêu tăng 16,8%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 14,2%, cao su tăng 6,7%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác lại giảm như: Rau quả giảm mạnh 22,2%, gạo giảm 22,5%, hạt điều tăng 13,9% về lượng nhưng giảm 2,4% về kim ngạch.

Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch nhóm hàng này ước đạt 20,3 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 2,5%; rau quả giảm 12,5%; hạt điều giảm 3,4% (lượng tăng 11,5%); cà phê giảm 0,7% (lượng giảm 1,3%); hạt tiêu giảm 15,2% (lượng giảm 4,6%); cao su giảm 4,2% (lượng tăng 0,8%); chè các loại giảm 5,6% (lượng tăng 2,4%). Riêng mặt hàng gạo và sắn và các sản phẩm từ sắn có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ, lần lượt tăng 8,2% và 1,9%.

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 191 triệu USD, giảm 55,4% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu than đá giảm 48,6%; xăng dầu giảm 74,8%; dầu thô giảm 43,4%; quặng và khoáng sản khác giảm 47,9%.

Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản ước đạt 2,5 tỷ USD, giảm 33,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là nhóm hàng đóng vai trò đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng trong tháng 10/2020 với kim ngạch đạt 22,53 tỷ USD, tăng 9% so với tháng 10/2019. Trong đó, những mặt hàng ghi nhận đà tăng trưởng cao vẫn là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 13,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 58,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 11,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 25,1%; sắt thép các loại tăng 43%; điện thoại các loại và linh kiện cũng tăng nhẹ trở lại với mức tăng 0,6%... Ngược lại, nhóm hàng may mặc tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2019, với sự sụt giảm 3,2% của hàng dệt và may mặc; giảm 21,6% đối với giày dép các loại; giảm 23,7% đối với túi xách, ví, vali, mũ, ô dù.

Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2019 và đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng chung với kim ngạch ước đạt 194,37 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốt như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 24,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 42%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,4%...

Trái lại, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng khác sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 4,5%; hàng dệt và may mặc giảm 9,3%; giày dép các loại giảm 9,9%; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù giảm 17,1%...

1.2. Về thị trường xuất khẩu

Trong 10 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 37,6 tỷ USD, tăng 14%. Thị trường EU đạt 28,9 tỷ USD, giảm 3%. Thị trường ASEAN đạt 18,9 tỷ USD, giảm 11,4%. Hàn Quốc đạt 16,3 tỷ USD, giảm 2,6%. Nhật Bản đạt 15,6 tỷ USD, giảm 7%.

Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các FTA đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

2. Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2019 ước tính đạt 24,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng 9/2020, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,5 tỷ USD, giảm 2,7%. So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 tăng 10,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 21,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,3%.

Trong tháng 10, kim ngạch nhập khẩu đã có xu hướng tăng lên so với cùng kỳ, cho thấy sản xuất bắt đầu phục hồi, các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị kế hoạch sản xuất phục vụ cho nhu cầu cuối năm. Nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất đã tăng lên trong tháng 10. Cụ thể: nhập khẩu xơ sợi dệt các loại tăng 4% so với tháng trước; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 17,9%; thép các loại tăng 2,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 13,3%...

Tính chung 10 tháng năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,6%). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 77,38 tỷ USD, giảm 10,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 133,16 tỷ USD, tăng 7,8%.

Trong 10 tháng năm 2020, có 34 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện đạt 51,3 tỷ USD (chiếm 24,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 29,8 tỷ USD, giảm 0,6%; điện thoại và linh kiện đạt 12,6 tỷ USD, tăng 4%; vải đạt 9,5 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, giảm 17%; chất dẻo đạt 6,7 tỷ USD, giảm 10,7%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9,6%; kim loại thường đạt 4,8 tỷ USD, giảm 8,9%; ô tô đạt 4,8 tỷ USD, giảm 21,5%; sản phẩm hóa chất đạt 4,6 tỷ USD, tăng 3,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,4 tỷ USD, giảm 10,9%; hóa chất đạt 4 tỷ USD, giảm 6%.

- Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng:

+ Nhóm hàng cần nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu 10 tháng năm 2020 ước đạt 186,24 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 88,45% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,2%; điện thoại các loại cũng tăng 4%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 9,6%; sản phẩm hóa chất tăng 3,3%.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất khác giảm như: Vải các loại giảm 13%; sắt thép các loại giảm 17,0%; nguyên, phụ liệu dệt may giảm 10,9%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 3,3%...

+ Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chính trong nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm khá mạnh so với 10 tháng năm 2019, ước đạt 13,07 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Rau quả giảm 30,5%; bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 11,1%; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ giảm 26,9%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 8%.

- Về thị trường nhập khẩu: Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 10 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 65,8 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 37,4 tỷ USD, giảm 5,3%; thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, giảm 8,5%; Nhật Bản đạt 16,5 tỷ USD, tăng 2,5%; thị trường EU đạt 11,8 tỷ USD, tăng 4,2%; Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, giảm 2,4%.

3. Cán cân thương mại hàng hóa

Tháng 10 ước tính xuất siêu 2,2 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 9,3 tỷ USD).

Trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục giảm hoặc tăng trưởng chậm lại thì kết quả tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4,7% và duy trì cán cân thương mại thặng dư trong 10 tháng đầu năm của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn.

III. Thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa trong tháng 10 không có biến động lớn. Nhìn chung cả nước công tác ổn định thị trường, cung cầu hàng hóa được đảm bảo. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính đạt 450,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 356,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 11%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 44,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% và giảm 9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% và giảm 69,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 48,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và giảm 4,4%.

Tính chung 10 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.123 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,7%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng đạt 3.263,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Hải Phòng tăng 11,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,9%; Đồng Nai tăng 9,8%; Hà Nội tăng 9,7%; Bình Định tăng 5,1%; Nghệ An tăng 4,1%; Thanh Hóa tăng 4%; Cần Thơ tăng 3,3%; Đà Nẵng giảm 5,7%; Khánh Hòa giảm 2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 10 tháng năm nay ước tính đạt 412,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức và giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%). Doanh thu du lịch lữ hành 10 tháng ước tính đạt 15,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 57,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%). Doanh thu dịch vụ khác 10 tháng ước tính đạt 431,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng mức và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. (Phụ lục 7).

Trước tình hình mưa bão, lũ lụt ở miền Trung, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Sở Công Thương đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu; Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát, đảm bảo bình ổn giá trên thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng nhu yếu phẩm và đồ bảo hộ dùng trong hoạt động phòng, chống thiên tai.

Theo đó, tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống trên địa bàn đều tổ chức dự trữ hàng hoá nhằm bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Lực lượng Quản lý thị trường đã và đang phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong vùng trong vùng chịu ảnh hưởng cùng với đơn vị liên quan tiếp tục đôn đốc, rà soát các đầu mối doanh nghiệp về lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và tiến hành cung ứng đến địa bàn bị chia cắt, cô lập, chỉ đạo khắc phục nhanh các chợ để sớm hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, kiểm tra, kiểm soát chặt về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho người dân như: Gạo, muối, trứng, thực phẩm… giá cơ bản ổn định. 

Nguồn: bocongthuong

Số lượt đọc: 305
Thông báo