BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tin dự án
Tham vấn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021-2030
Thứ Tư, 28/10/2020 10:44

Ngày 28/10, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo tham vấn về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 với chủ đề “Quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược và định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước đến năm 2030”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế.

Ngày 28/10, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo tham vấn về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 với chủ đề “Quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược và định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước đến năm 2030”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh. BNEWS/TTXVN

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Hội thảo được tổ chức với sự phối hợp của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, đơn vị đã đồng hành với quá trình phát triển của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Theo ông Vịnh, Hội thảo là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, cá nhân tham gia ý kiến, chung tay với Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam, hiến kế nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng,  việc tổ chức tham vấn là hoạt động quan trọng, tích cực và nhằm phát huy quan điểm, ý kiến nhiều chiều trong quá trình soạn thảo chiến lược nói trên nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trong đó, cần lưu tâm thỏa đáng cho mục tiêu tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững cũng như gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường; sự hài hòa giữa thành tựu về kinh tế với sự thụ hưởng của người dân, bảo đảm an sinh xã hội...

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đã chia sẻ những quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược và định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp ngoài nước đến năm 2030; nhấn mạnh một số quan điểm phát triển kinh tế -xã hội, gồm: Phát triển nhanh và bền vững chủ yếu dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt thời cơ, tân dụng hiệu quả các cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với hội nhập quốc tế để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh quốc gia; phát huy tối đa lợi thế các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo...

Một số quan điểm khác cũng được đưa ra tại hội thảo như: lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ đồng bộ, hiện đại và hội nhập và thực thi pháp luật hiệu quả. Đó là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Bên cạnh đó, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước, huy động và sử dụng tốt nguồn lực chất xám, coi con người là trung tâm và cũng là mục tiêu phục vụ của cả giai đoạn phát triển 2021-2030...

Vấn đề quan trọng được đặt ra là làm sao xây dựng được thể chế kinh tế phù hợp, hiện đại để tăng trưởng nhanh; tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến đồng thời phát triển nhanh hoạt động kinh tế số, không chế nợ công và tập trung nâng cao năng suất lao động; đầu tư thảo đang cho phát triển con người. Tất cả nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển, rút ngắn thời gian hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa đất nước.

Số lượt đọc: 421
Thông báo