Đầu tư của EU Phân theo ngành
Các dự án của EU tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 587 dự án, tổng vốn 8,23 tỷ USD (chiếm 37,48% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện khí nước đứng thứ hai với 28 dự án, tổng vốn đạt 4,87 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 49 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 1,79 tỷ USD (chiếm 7,46% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực thông tin và truyền thông, khai khoáng,... Đây là những ngành có công nghệ cao, sản phẩm sạch, tận dụng ưu thế về khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và rất cần cho Việt Nam.
Đầu tư của EU Phân theo quốc gia
Quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Hà Lan với 364 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 10,23 tỷ USD (chiếm 46,61 tổng vốn đầu tư); Pháp đứng thứ 2 với 601 dự án, tổng vốn đầu tư 3,58 tỷ USD (chiếm 16,34 tổng vốn đầu tư), CHLB Đức đứng thứ 3 với 370 dự án, tổng vốn đầu tư 2,16 tỷ USD (chiếm 9,86% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các quốc gia khác như Luxembourg, Bỉ, Cộng Hòa Síp, Đan Mạch, Ba Lan…
Đầu tư của EU Phân theo địa phương
Các nhà đầu tư của các nước EU đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam (54/63 địa phương). Bà Rịa – Vũng Tàu là thành phố đứng đầu về tổng vốn đầu tư của EU với 34 dự án, tổng vốn đầu tư 3,74 tỷ USD (chiếm 17,06% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 925 dự án, tổng số vốn là 3,25 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư)
Hà Nội đứng vị trí thứ 3 với 449 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,19 tỷ USD (chiếm 14,52% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các địa phương như Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, …