BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tình hình đầu tư
Tình hình thu hút FDI của các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên
Thứ Tư, 13/05/2015 04:53
Tình hình thu hút FDI của các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên

Tính đến tháng 4 năm 2015, đã có 150 dự án FDI vào các tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh, thành phố là Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông) với tổng vốn đăng ký là 837 triệu USD, chiếm tỷ lệ nhỏ (3,2%) trong tổng vốn đăng ký của cả nước.

Trong các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng đứng thứ nhất trong khu vực về thu hút FDI với 123 dự án và 502 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 82% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Đắc Lắc đứng thứ hai với 7 dự án và 164 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 20% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Gia Lai đứng thứ ba với 11 dự án và 80 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Tiếp theo là các tỉnh Kon Tum, Đắc Nông.

TT

Địa phương

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

1

 Lâm Đồng       

123

                  502.296.261

2

 Đắc Lắc        

7

                  164.768.750

3

 Gia Lai        

11

                    80.284.616

4

 Kon Tum        

3

                    70.257.000

5

 Đắc Nông       

6

                    19.659.000

 

Tổng

150

                  837.265.627

 

Nhìn chung, kết quả thu hút FDI vào các tỉnh khu vực Tây Nguyên còn rất khiêm tốn so với mặt bằng thu hút FDI chung của cả nước. Quy mô dự án cũng nhỏ (5,5 triệu USD/dự án).

Xét về lĩnh vực đầu tư, ngành nông, lâm nghiệp  thu hút được nhiều dự án nhất và cũng có tổng vốn đầu tư đăng ký cao nhất trong vùng. Đã có 83 dự án trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp với tổng vốn đầu tư  350 triệu USD (chiếm 55,3% tổng số dự án và 42% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với 46 dự án và 200 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 24% tổng vốn đầu tư của toàn vùng).

Xét về đối tác đầu tư, đã có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI tại các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên. Trong đó, Hồng Kông đứng đầu với 10 dự án và 165,4 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 20% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Xét về số dự án thì Đài Loan có nhiều dự án đầu tư vào khu vực Tây Nguyên nhất với 48 dự án và 122 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 15% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Tiếp theo là Nhật Bản với 16 dự án và 104 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm  12,4% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Tiếp theo là các nước Hàn Quốc, Singapore, Australia…

Nhìn chung, các tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn còn là một vùng có kinh tế khó khăn, quy mô kinh tế còn nhỏ, dựa trên nền tảng nông nghiệp với đặc trưng phụ thuộc vào tự nhiên. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tốc độ phát triển, làm giảm khả năng thu hút đầu tưTrong thời gian tới, cần có nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư để quảng bá môi trường đầu tư, lợi thế cạnh tranh của vùng để thu hút vào các ngành, lĩnh vực mà vùng có tiềm năng.

Số lượt đọc: 300
Thông báo