Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định về
việc cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc
tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt
Nam không có giấy phép.
Theo quy định tại Điều 4, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách
nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí
công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình
với Chủ tịch UBND thành phố nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Và
Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ có văn bản chấp thuận cho người sử dụng lao động về
việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
Cũng theo quy định tại Điều 9, để được cấp Giấy phép lao động phải đáp
ứng các điều kiện sau: (1) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của
pháp luật (2) có sức khỏe phù hợp (3) là nhà quản lý, giám đốc điều hành,
chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật (4) không là người phạm tội hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự (5) được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về việc sử dụng lao động nước ngoài.
Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các
trường hợp sau nhưng không quá 2 năm: Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ
ký kết; thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc
tại Việt Nam; thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam và nước
ngoài; thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động
nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ...
Giấy phép lao động sẽ bị thu hồi trong trường hợp: giấy phép lao động
hết hiệu lực hoặc bị thu hồi trong trường hợp người lao động không thực hiện
đúng quy định tại Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2016.