Thông tư này hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: Các hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình của các đoàn cấp cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các hoạt động xúc tiến đầu tư của Bbộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Cơ chế tài chính đối với hoạt động thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia thực hiện theo Thông tư số 31/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính chương trình Xúc tiến đầu tư quốc gia.
Đơn vị tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư gồm: Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; UBND cấp tỉnh; Ban quản lý; các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư bằng ngân sách nhà nước; đơn vị tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư: các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.; các tổ chức, các cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Thông tư cũng quy định 8 nội dung chi được Ngân sách nhà nước hỗ trợ. Cụ thể: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư, triển khai dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.