BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 24/11/2024
Quốc gia
Thực trạng và định hướng hoạt động Xúc tiến đầu tư ở cấp địa phương
Thứ Sáu, 14/11/2014 10:37
Thực trạng và định hướng hoạt động Xúc tiến đầu tư ở cấp địa phương

Trong những năm qua, hoạt động XTĐT đã được các Bộ,Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương chú trọng xây dựng và thúc đẩy nhằm tạo thêm kênh thu hút đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện định hướng thu hút đầu tư của Chính phủ, hầu hết các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương đã xây dựng Chương trình XTĐT hàng năm.

       Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư:

Trong những năm qua, hoạt động XTĐT đã được các Bộ,Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương chú trọng xây dựng và thúc đẩy nhằm tạo thêm kênh thu hút đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện định hướng thu hút đầu tư của Chính phủ, hầu hết các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương đã xây dựng Chương trình XTĐT hàng năm.

Thực hiện Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu lực ngày 01 tháng 3 năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn số 2609/BKHĐT-ĐTNN ngày 28/4/2014 đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung Ương rà soát các hoạt động XTĐT thuộc Chương trình XTĐT của các Bộ và địa phương năm 2014. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định mục tiêu triển khai Quy chế XTĐT trong năm 2014 là rà soát các hoạt động XTĐT năm 2014, điều phối các hoạt động XTĐT từ nay đến cuối năm 2014, chuẩn bị cho việc xây dựng, triển khai Chương trình XTĐT cho năm 2015 và các năm tiếp theo.

Trên cơ sở rà soát chương trình XTĐT của 53/63 tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, cả nước có 504 hoạt động XTĐT được phân theo 8 loại nội dung hoạt động XTĐT (theo quy định tại Quy chế QLNN về hoạt động XTĐT) và 3 Vùng quản lý hoạt động XTĐT do 3 Trung tâm XTĐT cấp vùng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý là: Trung tâm XTĐT Phía Bắc (các tỉnh phía Bắc cho đến tỉnh Quảng Bình-29 tỉnh); Trung tâm XTĐT miền Trung (từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Khánh Hóa và 5 tỉnh Tây Nguyên-13 tỉnh) và Trung tâm XTĐT Phía nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Cà Mau -21 tỉnh).

Các hoạt động XTĐT của các địa phương được phân bổ tương đối đồng đều, riêng loại hoạt động xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư và tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi truờng, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư được các địa phương tập trung chú trọng chiếm 30,8% và 14,5% số hoạt động của cả nước.

Đối với 4 vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu long bao gồm 24 tỉnh có 248 hoạt động chiếm 49,2% số hoạt động của cả nước. Các hoạt động XTĐT của các tỉnh tại khu vực cũng tập trung vào các hoạt động các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư và tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi truờng, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư chiếm 12,5% và 39,5%.

Các đoàn XTĐT tại nước ngoài của các địa phương trong năm 2014 là 62 đoàn XTĐT được bố trí tại 2 loại hoạt động Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư và tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi truờng, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, tập trung vào 17 nước. Trong đó các đối tác chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ và các nước ASEAN… Ngoài ra, các đoàn khảo sát thị trường, XTĐT tại Lào, Campuchia và Myanma chủ yếu là các đoàn XTĐT ra nước ngoài, tìm kiếm mở rộng thị trường, cơ hội và đối tác đầu tư tại thị trường mới cho các doanh nghiệp trong nước gồm 9 đoàn XTĐT chiếm 14,5%.

Về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động XTĐT ở cấp địa phương: đến nay, 53/63 địa phư­ơng trong cả n­ước đã có tổ chức bộ máy theo hình thức Trung tâm nhằm thực hiện chức năng XTĐT vào địa ph­ương. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa ph­­ơng, Trung tâm XTĐT của các địa phư­ơng đ­ược thành lập theo một số mô hình sau đây:Trung tâm XTĐT trực thuộc UBND cấp tỉnh (tư­ơng đư­ơng cấp Sở) với chức năng nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thư­ơng mại và du lịch hay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 26/63 tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu t­ư (tương đương cấp Phòng thuộc Sở) chiếm 27/63 tỉnh, thành phố. Hiện có 10/63 tỉnh, thành phố không thành lập Trung tâm, các nhiệm vụ XTĐT được giao cho Phòng Kinh tế đối ngoại của UBND hay Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Phần lớn các Trung tâm XTĐT ở các địa ph­ương đều là các đơn vị sự nghiệp có thu; tuy nhiên cũng có địa phư­ơng Trung tâm XTĐT là các đơn vị sự nghiệp không thu.

Việc thành lập các trung tâm thực hiện chức năng XTĐT ở các địa phương đã hình thành cơ quan đầu mối trong việc thực hiện hoạt động XTĐT, thông qua đó hoạt động XTĐT  ở các địa phư­ơng đư­ợc tăng cư­ờng và đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ĐTNN vào các địa phương. Công tác phối hợp giữa trung ­ương với địa ph­ương cũng nh­ư giữa các địa ph­ương với nhau về xúc tiến đầu tư. Đây là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động XTĐT có quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành.Nhìn chung, các hoạt động xúc tiến đầu tư ở các địa phương được đánh giá có nhiều mặt tích cực như :

- Hoạt động XTĐT của các địa phương đã được xây dựng thành chương trình XTĐT hàng năm, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với hoạt động XTĐT. Hầu hết các hoạt động phù hợp với: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành và địa phương; định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tác động thiết thực đến việc thu hút các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn và mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các hoạt động XTĐT đã được triển khai rộng khắp tại các địa phương của cả nước. Đánh dấu chuyển biến từ XTĐT theo hướng bị động sang chủ động. Một số địa phương, công ty phát triển hạ tầng KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh đã xác định được các đối tác, thị trường trọng điểm… tạo niềm tin mạnh mẽ với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

- Các hoạt động XTĐT được xây dựng tương đối toàn diện từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng các kênh xúc tiến hiệu quả với các các tổ chức ngành nghề, cơ quan XTĐT của các nước đối tác đầu tư nước ngoài chủ chốt của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singapore…

- Hầu hết các địa phương quán triệt phương thức lồng ghép xúc tiến đầu tư với thương mại và du lịch. Tích cực tham gia các chương trình XTĐT liên ngành, liên vùng do các Bộ ngành TW tổ chức trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao…

- Trong điều kiện ngân sách hạn chế, các địa phương đã khuyến khích và tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động XTĐT ở trong nước và nước ngoài.


Định hướng xây dựng Chương trình XTĐT năm 2015:

Thực hiện các nội dung về nội dung, nguyên tắc và yêu cầu đối với hoạt động XTĐT quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, Chương trình XTĐT năm 2015 cần bám sát các nội dung sau:


Định hướng chung:

- Chú trọng xây dựng chương trình XTĐT theo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Các hoạt động XTĐT phải xác định về tính khả thi, phương thức, thời gian, kinh phí, tiến độ triển khai;

- Các hoạt động xúc tiến đầu tư phải xây dựng, tập hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm công tác XTĐT. Lấy công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả;

- Tăng cường liên kết các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại;

- Kiện toàn công tác phối hợp trong công tác XTĐT giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Bộ ngành liên quan ở cấp Trung ương; cơ chế phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các đơn vị thực hiện hoạt động XTĐT của địa phương ở cấp tỉnh.


Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực
tập trung theo:

- Lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của địa phương; đảm bảo tính liên vùng, liên ngành, không vì lợi ích cục bộ của địa phương ảnh hưởng tới quy hoạch chung; đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.

- Trong năm 2015, chú trọng xúc tiến các dự án thuộc các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng: giao thông, cảng biển, năng lượng trọng điểm theo các hình thức BOT, PPP có ý nghĩa lan tỏa đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng và tỉnh. Các dự án hạ tầng xã hội: bệnh viện, trường đại học, dạy nghề …phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành và địa phương;  Công nghiệp hỗ trợ: Theo quy định của Quyết định12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, các lĩnh vực tập trung xúc tiến như linh kiện phụ tùng (là lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm, cung cấp cho việc sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng trong các ngành công nghiệp chế tạo và cả linh kiện phụ tùng thay thế, công nghiệp dệt may và da giày, công nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp: xúc tiến đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững như: chọn tạo nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản; nghiên cứu quy trình công nghệ trong sản xuất công nghệ cao; tạo ra các loại vật tư máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu long; chính sách khuyến khích Danh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 và Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư Quốc gia tại Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/4/2014.

- Chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cônnghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại.

- Tăng cường xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cu của các tập đoàn xuyên quc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dn từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.

Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo đối tác xúc tiến đầu tư phải đảm các nguyên tắc như:

-  Nhà đầu tư phải có chiến lược, định hướng mở rộng thị trường và đầu tư  lớn sang khu vực và Việt Nam.

- Cam kết, định hướng đầu tư lâu dài trong khu vực và Việt Nam

- Đầu tư vào lĩnh vực công hệ cao, tạo thêm giá trị gia tăng, sử dụng nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, góp phần hoàn thiện giá trị cho cụm liên kết ngành, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tiêu dùng trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.

- Tạo nhiều việc làm trong dài hạn.

- Không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Trên cơ sở đó chú trọng vào một số đối tác:

Nhật Bản: cần thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản hướng tới 2020 tầm nhìn 2030 trong 6 lĩnh vực (chế biến nông thủy sản, máy nông nghiệp, điện tử, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đóng tàu và công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng), hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là tiền đề tốt để định hướng cho các cơ quan của chính phủ và doanh nghiệp của hai bên.

Hàn Quốc: tập trung vào các lĩnh vực điện tử, sản xuất cơ khí, năng lượng, công nghiệp nặng và thiết bị công nghiệp, chế biến nông thủy sản… Riêng đối với lĩnh vực dệt may, để đón đầu Hiệp định TPP và FTA Việt Nam-Hàn Quốc, lựa chọn một số địa phương phù hợp để thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc vào đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm …

Đài Loan: trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động của các cuộc biểu tình vào tháng 5/2014.

- Riêng với Mỹ và EU: cần xây dựng chính sách xúc tiến riêng, tiếp cận các công ty tài chính, tư vấn quốc tế và hướng tới các Tập đoàn đa quốc gia hướng tới các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng...

Những định hướng và giải pháp quan trọng nêu trên sẽ là góp phần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương trong năm 2015 đáp ứng được các mục tiêu đề ra của Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh năm 2015, đồng thời đáp ứng được chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, tránh trùng lặp, lãng phí./.


Số lượt đọc: 368
Thông báo