Trong khuôn khổ Diễn
đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Ấn Độ ngày 27/10/2014 tại New Delhi, Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Chủ tịch Uỷ ban kinh tế Ấn Độ - Asean
Madhu Kannan đã chủ trì phiên đối thoại về cơ hội hợp tác về đầu tư, thương mại
và du lịch giữa Việt Nam - Ấn Độ.
Tại phiên đối thoại, Bộ trường Bùi Quang Vinh đã có những trao đổi với
phía doanh nghiệp Ấn Độ về tình hình và tiềm năng đầu tư tại Việt Nam. Theo đó,
Việt Nam hiện đang xếp thứ 9 trên thế giới về mức độ hẫn
dẫn đầu tư với lợi thế về vị trị địa lý
và là một trong 20 nước ổn định chính trị nhất trên thế giới.Thêm nữa, với tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh kinh tế hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng
ngày càng hoàn thiện và đang được đầu tư mạnh mẽ và nguồn nhân lực dồi dào, dân số vàng (60% dân số trong độ tuổi lao động), Việt Nam thực sự là một
thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư và kinh doanh.
Về đầu tư, tính đến hết tháng
9/2014, Ấn Độ đầu tư tại Việt Nam 84 dự án, 258 triệu USD, tập trung trong các lĩnh vực: CN chế biến chế tạo, khai
khoáng, IT, dệt may, thức ăn gia súc. Liên quan đến đầu tư từ Việt Nam tại Ấn Độ,
tính đến hết tháng 9/2014 có 5 dự án, 1,8 triệu USD, trong các lĩnh vực công
nghệ thông tin, thương mại và dịch vụ. Tại phiên họp, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
cũng cho biết: Tập đoàn TATA và Bộ Công
Thương Việt Nam đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm triển khai dự án BOT xây dựng Nhà máy Nhiệt điện
Long Phú II trị giá 1,8 tỷ USD. Đây sẽ là dự án đầu tư lớn nhất của Ấn Độ tại Việt
Nam hiện nay và là tín hiệu cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của các doanh
nghiệp Ấn Độ đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
cũng đã giới thiệu một số chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam với các nhà đầu
tư nước ngoài, như Thuế suất thuế TNDN: 22%, 20%,
10% (đến năm 2016 là 20%, 17%, 10%) sửa đổi miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp
theo (doanh nghiệp công nghệ cao, CNHT); miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc,
thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định; miễn giảm tiền thuê đất (từ 3 - 15
năm).
Toàn cảnh Diễn đàn
Tuy nhiên, với nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp,
tiềm năng to lớn và mong muốn của hai bên, quy mô của quan hệ hợp tác kinh tế,
thương mại và đầu tư hiện nay giữa hai nước vẫn còn ở mức khiêm tốn.Đầu tư Ấn Độ mới đứng thứ 31/101 tại Việt Nam.,
trong khi đó đầu tư từ Việt Nam sang Ấn Độ chưa đáng kể. Điều này chưa tương
xứng với tiềm năng hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Theo Bộ trưởng, trong thời gian
tới, các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ nên tiếp tục phát huy thế mạnh của hai
nước để đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư. Đối với các doanh nghiệpViệt
Nam nên đầu tư sang Ấn Độ vào các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, hợp tác dệt
may bông vải sợi và chế biến thực phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp Ấn Độ
nên đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vựcnhư công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, chế tạo máy, hóa chất, dược phẩm, điện, dầu khí, chế biến nông thủy sản;
xây dựng cơ sở hạ tầng, nguyên phụ liệu cho dệt may để đón đầu Hiệp định
Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư
vào các KCN, KKT của Việt Nam: 295 KCN, 15 KKT ven
biển; hạ tầng và dịch vụ tốt, ưu đãi đầu tư (mức thuế suất ưu đãi đối với Thuế
thu nhập doanh nghiệp, VAT, Thu nhập cá nhân; miễn thuế và giảm 50% thuế TNCN
trong KKT).
Cũng tại Diễn đàn cũng có đại diện Lãnh đạo một số tập
đoàn lớn của Ấn Độ đã hoạt động đầu tư tại Việt Nam như Giám đốc điều hành Tata
Việt Nam, IL&FS và KCP đã có bài trình bày trao đổi về kinh nghiệp hợp tác
đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Về phía chính phủ Ấn Độ, Vụ trưởng Vụ Xúc tiến
chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã có bài phát biểu về môi
trường đầu tư kinh doanh tại Ấn Độ. Về phía Việt Nam, đại diện công ty Easy
Life (sản xuất thiết bị chế biến thực phẩm) đã đưa ra những kinh nghiệm trong hợp
tác kinh doanh tại Ấn Độ với các doanh nghiệp Việt Nam.