Phân
theo ngành:
Các nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư vào tổng số 10/21
ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, tập trung chủ yếu trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 60 dự án cấp mới, 31 lượt tăng vốn,
tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 843,1 triệu USD (chiếm 86,7% tổng vốn
đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam);
tiếp theo là lĩnh vực xây dựng có 5 dự án cấp mới, 2 lượt dự án tăng vốn,
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt gần 56,1 triệu USD (chiếm 6% tổng
vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản
đứng thứ 3 với 1 lượt dự án tăng vốn, đạt 41,3 triệu USD (chiếm 4,2% tổng vốn đầu
tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Còn lại là một số lĩnh vực khác.
Phân
theo hình thức đầu tư:
Các dự án của Đài Loan chủ yếu đầu tư theo hình thức
100% vốn nước ngoài với 81 dự án cấp mới, 32 lượt tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng
ký cấp mới và tăng thêm là 954,7 triệu USD (chiếm 98% tổng vốn đầu tư đăng ký của
Đài Loan tại Việt Nam), còn lại là 2% theo các hình thức liên doanh.
Phân
theo địa phương:
Các dự án đầu tư của Đài Loan trong 9 tháng đầu năm
2015 phân bổ tại 21/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí
ngoài khơi), nhưng tương đối tập trung tại một số địa phương thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng
Nai,... (do các địa phương này có điều kiện thuận lợi về thị trường, các ngành
công nghiệp phụ trợ, tập trung đông doanh nghiệp Đài Loan và người Hoa sinh sống).
Đứng đầu là tỉnh Bình Dương có 26 dự án cấp mới, 5 lượt
dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 410,6 triệu
USD (chiếm 42,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Tỉnh Đồng Nai đứng thứ hai có tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 218,2 triệu USD (chiếm 22,4% tổng vốn đầu
tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Còn lại là những địa phương khác.