BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Năm, 23/01/2025
Chính sách đầu tư vào
Đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với mục tiêu nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Thứ Hai, 02/11/2020 11:03
Đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với mục tiêu nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài:

- Phần lớn các dự án trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Theo đó, Luật đầu tư điều chỉnh hoạt động của dự án đầu tư, cấp phép đầu tư; Luật doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập pháp nhân

- Các dự án đặc thù trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hoạt động luật sư và các công ty luật, hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng… được điều chỉnh bởi Luật Dầu khí, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Luật sư, Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng...). Các dự án này do bộ quản lý ngành cấp. Như vậy, có quá nhiều đầu mối tham gia vào quá trình cấp phép. Cụ thể: Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cho các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (upstream), Bộ Tài chính cấp phép cho các dự án kinh doanh bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ và Công ty môi giới chứng khoán, Bộ Tư pháp cấp phép cho cấp phép và quản lý hoạt động của các tổ chức và cá nhân luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước cấp phép và quản lý hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Hạn chế: nhiều cơ quan tham gia cấp GCNĐKĐT và tương đương, bao gồm các sở, các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, một số bộ ngành... các thủ tục cơ bản giống nhau và đơn giản, nhưng thực hiện có thể chưa đồng bộ, phụ thuộc vào người làm, vào cơ cấu tổ chức của từng cơ quan.

-Về đầu tư ra nước ngoài, Luật Đầu tư đã quy đinhn rất rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đăng ký đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và nhà đầu tư đối với việc kê khai trực tuyến về dự án đầu tư, việc cấp GCNĐKĐT, việc báo cáo qua hệ thống thông tin của nhà đầu tư. Vì vậy, việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành và địa phương chỉ còn là việc thực hiện về kỹ thuật.

2. Các quy định pháp luật liên quan:

Chủ yếu là các quy định điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án

  • Ngoài việc tuân thủ Pháp luật về đầu tư, về đăng ký doanh nghiệp, pháp nhân là tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định về thuế, về xuất nhập khẩu, về đất đai, về môi trường, về lao động. Vì vậy, trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý, có nhiều yêu cầu báo cáo mà doanh nghiệp phải đáp ứng.
  • Sau khi được cấp GCNĐKĐT, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và rất nhiều các thủ tục khác liên quan đến triển khai dự án, có rất nhiều thủ tục khó thực hiện do có liên quan đến nhiều đối tượng và mất nhiều thời gian.

3. Đề xuất về hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách

Với các quy định của pháp luật về đầu tư đã nêu ở trên, cơ quan quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có thể đưa ra các quy định:

1. Quy định về users  của hệ thống NIIS sắp tới có nhiệm vụ nhập thông tin về dự án đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định, bao gồm: 

+ Tất cả các cơ quan quản lý đầu tư và các cơ quan cấp phép chuyên ngành. Cụ thể: Cục Đầu tư nước ngoài, Các Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban QLKCN cấp tỉnh, các Bộ cấp phép cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tính dụng, chứng khoán, luật sư. 

+ Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư

2. Đối với các dự án PPP và các dự án do doanh nghiệp góp vốn mua cổ phần trên 51%, do theo quy định của pháp luật hiện hành là không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nên trước mắt cần bổ sung quy định về quản lý các dự án này và cơ chế tự động sinh mã dự án (prọject code) theo cấu trúc prọject code thông thường, để quản lý trong NIIS sắp tới.

Bổ sung quy định trong dự thảo Luật PPP về việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm báo cáo về dự án PPP ít nhất cho đến khi ký kết được Hợp đồng PPP và thành lập Doanh nghiệp PPP.

Bổ sung quy định: Doanh nghiệp PPP và Doanh nghiệp chuyển thành doanh nghiệp đầu tư nước ngoài do góp vốn mua cổ phần trên 51% phải thực hiện chế độ báo cáo như các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác

3. Sửa đổi Thông tư 16/2015 / TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về 1) các chỉ tiêu báo cáo, 2) tần suất báo cáo 3) hướng dẫn chi tiết về nội hàm của từng chỉ tiêu, theo hướng giảm gánh nặng báo cáo và có hướng dẫn cụ thể về nội hàm cũng như nguồn tham khảo của từng chỉ tiêu trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp

4. Cần có Quy chế phối hợp giữa các cơ quan để trao đổi, trích xuất thông tin về các dự án đầu tư: liên kết với hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước... và trong nội bộ Bộ KH & ĐT (FIA với Cục Đăng ký Kinh doanh, Cục Quản lý Đấu thầu, Vụ quản lý các khu kinh tế ...)

4. Đề xuất về tổ chức và thể chế

- Cần có sự chỉ đạo ở cấp lãnh đạo bộ và lãnh đạo các địa phương để thống nhất phương án và có công cụ kết nối các hệ thống quản lý công việc, cổng dịch vụ công một cửa… của các cơ quan với NIIS để không tăng khối lượng công việc của công chức viên chức (khắc phục tình trạng công chức phải nhập vào cả hệ thống của Trung ương và hệ thống nội bộ)

- Việt Nam có một lợi thế là nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về các bộ dữ liệu khác nhau  đã hợp tác với nhau. Việc hợp tác này nên được chính thức hóa trong luật hoặc thỏa thuận chính thức, chẳng hạn như một bản ghi nhớ giữa các cơ quan khác nhau có liên quan nếu chưa có.

Ví dụ, để tạo thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bộ và cơ quan báo cáo, có thể cần thành lập Ủy ban liên ngành hoặc nhóm đặc nhiệm / nhóm làm việc về Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài (IAC-FDIS) dựa trên các quy định về phối hợp giữa các cơ quan để trao đổi và trích xuất thông tin về dự án đầu tư.

5. Đề xuất về công tác thống kê

* Áp dụng các quy tắc thống kê theo thông lệ quốc tế

* Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê

- Bổ sung quy định về chế tài xử lý khi các cơ quan, tổ chức kinh tế không thực hiện chế độ báo cáo

- Bổ sung yêu cầu về việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các dự án không phải phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các tài liệu sau đây có thể cần thiết:

+ Chỉ thị của Bộ trưởng yêu cầu thống kê các dự án đầu tư tư nhân trong nước

+ Thông tư riêng để hướng dẫn chế độ báo cáo cho đầu tư trong nước tư nhân / hoặc bổ sung bảng biểu cho Thông tư 16/2015

-Nếu chưa thể quản lý đầu tư trong nước trên NIIS thì cần có quy định bổ sung về thống kê cho cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 10% đến 51% để thấy rõ bức tranh đầu tư nước ngoài, đồng thời phục vụ các báo cáo theo thông lệ quốc tế.

- Hợp phần Xúc tiến đầu tư trong dự án NIIS cần được xây dựng để trước mắt có thể hướng dẫn chế độ thông tin, báo cáo về tình hình xúc tiến đầu tư; Tổng hợp, xây dựng và thẩm tra Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và đôn đốc việc thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia.

- Về việc sửa đổi Thông tư 16/2015, trước mắt, phải sửa đổi nội dung của các báo cáo số 14, 15, 16 và 17, và đổi tên thành biểu mẫu báo cáo của các bộ, ngành trong lĩnh vực chung. quản lý theo khu vực địa lý (theo tỉnh) thay vì tổng hợp dự án / doanh nghiệp để gửi cho FIA.

Số lượt đọc: 3047
Thông báo