BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 08/01/2025
Tin dự án
Những yêu cầu cần giải quyết trong khuôn khổ dự án Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
Thứ Hai, 19/10/2020 10:57
Những yêu cầu cần giải quyết trong khuôn khổ dự án Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và KOICA đã ký biên bản thảo luận giữa Hai bên vào ngày 3/5/2018 để thực hiện dự án “Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư”.

Mục đích của dự án:

(1) góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam thông qua việc cung cấp thông tin đầu tư liên quan cho nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ tốt hơn và minh bạch để giúp nhà đầu tư nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(2) để nâng cao năng lực hành chính và kỹ thuật của Chính phủ Việt Nam trong xúc tiến và quản lý đầu tư của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài;

(3) Hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam trong thiết lập và quản lý NIIS mới.

           Những yêu cầu cần giải quyết trong khuôn khổ dự án Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư:

          - Quy trình nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu của hệ thống cũ sẽ được rà soát, chuẩn hóa và chuyển giao sang hệ thống mới; trên cơ sở đánh giá hiện trạng hệ thống và các yêu cầu quản lý, dự án sẽ tiến hành chỉnh sửa/nâng cấp toàn bộ hệ thống bằng việc sử dụng công nghệ mới để tích hợp các hệ thống khác và đáp ứng yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Dự án cũng xây dựng thêm một số chức năng mới.

- Trong khuôn khổ của dự án, các quy trình nghiệp vụ sẽ được thiết kế theo hướng online cấp 3 hoặc cấp 4 do đó, số lượng người dùng sẽ tăng lên gấp nhiều lần, ước tính khoảng 1.000 lần. Hồ sơ của các quy trình nghiệp vụ được upload online trên hệ thống dẫn tới quy mô dữ liệu tăng cao.

 Báo cáo của các cơ quan quản lý đầu tư và doanh nghiệp cũng được thực hiện online trên hệ thống. Thêm vào đó, mỗi năm, có khoảng gần 3.000 dự án cấp mới; trên 1.200 dự án tăng vốn, khoảng 5.000 lượt dự án góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài làm quy mô dữ liệu, số lượng người dùng cũng tăng lên đáng kể. Do đó, Dự án được thiết kế nhằm đáp ứng việc quy mô dự liệu, người dùng ngày càng tăng.

- Hệ thống thông tin Quốc gia về đầu tư đang được vận hành trên hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của Bộ, quá trình triển khai, thiết kế và xây dựng hệ thống đảm bảo kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ.

- Hệ thống sẽ được sử dụng hệ thông bảo mật chung của Bộ với đầy đủ các phầm mềm đảm bảo an toàn thông tin, backup cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn cho hệ thống.

- Hệ thống có mức độ an toàn thông tin cấp độ 4 theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 do đây là hệ thống thông tin quốc gia phục vụ phất triển Chính phủ điện tử, yêu cầu vận hành 24/7 và không chấp nhận ngừng vận hành.

 Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan vào hệ thống. Đến 1/7/2015, Hệ thống mới chính thức đi vào vận hành. Hệ thống cũng còn rất nhiều chức năng phải chỉnh sửa, nâng cấp, bổ sung thì mới đáp ứng được quy định của Luật đầu tư mới cũng như nhu cầu thực tế triển khai.

Tuy nhiên, hiện tại hệ thống chưa được bố trí một nguồn ngân sách tương xứng cho việc xây dựng, nâng cấp, phát triển để đáp ứng quy định Luật đầu tư mới và Nghị quyết 36a về chỉnh phủ điện tử như: quy trình góp vốn mua cổ phần, quy trình cấp GCNĐKĐT cho dự án đầu tư trong nước; cấp GCNĐKĐT online,….

Ngoài ra, việc xây dựng cấu phần cấp GCNĐKĐT theo pháp luật chuyên ngành tại một số bộ như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước cũng cần được xây dựng tích hợp chung vào hệ thống.

Thêm vào đó, Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư cần xây dựng các cấu phần trao đổi chia sẻ thông tin với một số đơn vị như Thuế, Hải Quan, Ngân hàng để thông tin được xuyên suốt. Quan trọng hơn, hệ thống này cũng cần hoàn thiện các công cụ tìm kiếm, phân tích, đánh giá thông tin không chỉ cho các cơ quan quản lý về đầu tư các cấp mà còn phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin, cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Để nâng cấp, cập nhật các chức năng này thì nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách là không thể đáp ứng được, do đó cần phải có nguồn vốn tài trợ ODA để triển khai nâng cấp dự án này.

Số lượt đọc: 437
Thông báo