BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 22/12/2024
Một số tổ chức quốc tế khác
UNCTAD
Thứ Năm, 27/03/2014 11:55

HỘI NGHỊ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN (UNCTAD)

UNCTAD nguyên là chữ viết tắt tắt theo tiếng Anh của United Nation Conference on Trade and Development, nghĩa là “Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển”.

Với 170 nước thành viên, UNCTAD hiện nay là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thuộc hệ thống liên hợp quốc.

Hội nghị của liên hợp quốc về thương mại và phát triển chính thức được thành lập vào năm 1964 theo nghị quyết 1995 của Ðại hội đồng liên hợp quốc, khối họp thứ XIX. Như vậy UNCTAD ra đời từ sau đại chiến thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổi dậy mạnh mẽ trên khắp các lục địa. Cao trào này đã dẫn đến sự tan rã nhanh chóng của chủ nghĩa thực dân, hàng loạt các quốc gia đã giành được độc lập chính trị và kinh tế những mức độ khác nhau, được xếp chung vào đội ngũ các nước đang phát triển trong "thế giới thứ ba” và đă trở thành một nhân tố mới quan trọng trong các quan hệ kinh tế và mậu dịch quốc tế nói chung.

Kể từ sau đại chiến thứ hai các nước tư bản phát triển xuất khẩu hàng năm sang các nước đang phát triển từ 25-30% tổng khối lượng xuất khẩu máy móc thiết bị. Ngược lại, tuyệt đại đa số tiêu dùng nguyên liệu nói chung và năng lượng nói riêng của hầu hết các nước tư bản phát triển, nhất là Tây Âu và Nhật Bản, đều dựa vào nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Mậu dịch nguyên liệu thường chiếm tới trên 1/3 tổng kim ngạch mậu dịch quốc tế TBCN, riêng mậu dịch dầu mỏ đã chiếm tới khoảng 20% toàn bộ mậu dịch quốc tế TBCN nói chung.

Với các chính sách tiến bộ và kiên quyết của mình, các nước đang phát triển đã liên tiếp đấu tranh dành lại quyền bình đẳng trong quan hệ kinh tế-thương mại với các nước tư bản phát triển. Trong bối cảnh đó, tháng 9/1960, liên minh các nước đang phát triển sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời để tập hợp lực lượng chống lại các nước đế quốc. Ðặc biệt từ những năm 60, quá trình phi thực dân hóa về kinh tế càng diễn ra gay gắt trong phạm vi liên hợp quốc. Các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, không còn thao túng tổ chức này được nữa. Trước sự đòi hỏi mạnh mẽ của các nước đang phát triển, đại hội đồng liên hợp quốc, tại khóa họp thứ XIX đã phải thông qua nghị quyết về việc thành lập Hội nghị của liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD). UNCTAD thành lập trước áp lực của 75 nước đang phát triển tại Đại hội đồng liên hợp quốc vào năm 1964 đă ra tuyên bố chung đòi sửa đổi qui chế quốc tế về mậu dịch và giá cả. Sau năm 1964 nhóm 75 nước này kết nạp thêm Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam thuộc ngụy quyền Sài Gòn cũ thành "nhóm 77”. Đến nay "nhóm 77” này đã phát triển và lên tới 117 nước, chiếm 70% trong tổng số các nước thành viên của UNCTAD.

Mục đích chung của UNCTAD là thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên nhất là các nước đang phát triển.

Từ mục đích chung này, UNCTAD hướng vào những mục tiêu là đảm bảo sự phát triển hài hoà về các mặt: Thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật. Việc phát triển thương mại là mục tiêu quan trọng, ngay từ nghị quyết 1707 khóa họp thứ XVI của Đại hội đồng liên hợp quốc đã thừa nhận rằng, thương mại quốc tế là công cụ chủ yếu để phát triển kinh tế của các nước.

Nhiệm vụ của UNCTAD:

- Đề ra và thực hiện các biện pháp, chính sách, thương mại mới để thực hiện mục đích phát triển kinh tế trên cơ sở tập hợp mọi cố gắng của tất cả các nước thành viên.

- Hậu thuẫn cho sự tiến bộ kinh tế của các nước đang phát triển nhờ sự phát triển toàn diện của thương mại quốc tế cùng có lợi cho tất cả các nước.

- Với mục đích và nhiệm vụ đó, UNCTAD được thành lập như một sự tất yếu khách quan. Thực tế, các tổ chức quốc tế khác đều không họp để giải quyết các vấn đề trên, nhất là để giải quyết cụ thể những vấn đề tồn tại của các nước đang phát triển. UNCTAD là tổ chức duy nhất để có thể thúc đẩy việc phát triển kinh tế-thương mại trong mối quan hệ chung một cách hợp lý giữa các nước thành viên khá đa dạng có chế độ chính trị - xã hôik khác nhau và trình độ phát triển khác nhau.

Chức năng quyền hạn chủ yếu của UNCTAD

l/ Đẩy mạnh thương mại quốc tế nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, bao gồm đẩy mạnh thương mại giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau, giữa các nước đang phát triển khác nhau, giữa các nước đang phát triển cũng như giữa các nước thuộc hệ thống kinh tế- xã hội khác nhau.

2/ Qui định các nguyên tắc và chính sách về thương mại quốc tế cũng như những vấn đề phù hợp nhằm phát triển kinh tế.

3/ Ðưa ra những đề nghị cụ thể để thực hiện các chính sách trên và áp dụng, trong phạm vi quyền hạn của mình, những biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích phát triển kinh tế-thương mại. Các đề nghị và biện pháp này đều có tính đến trình độ phát triển khác nhau. Cũng như sự khác biệt trong các hệ thống kinh tế-xă hội.

4/ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động các tổ chức khác thuộc liên hợp quốc trong lĩnh vực thương mại quốc tế và các vấn đề phù hợp để phát triển kinh tế.

5/ Cộng tác kịp thời với Đại hội đồng và ủy ban kinh tế-xă hội (ECOSOC) của liên hợp quốc nhằm làm sao thực hiện hiện trách nhiệm phối hợp chung mà hiến chương liên hợp quốc qui định.

6/ Áp dụng những biện pháp cần thiết trong việc cộng tác với các cơ quan có thẩm quyền của liên hợp quốc để có thể thương lượng và thông qua những văn kiện pháp lý đa biên trong lĩnh vực thương mại.

7/ Đóng vai trò trung tâm phối hợp chính sách thương mại với các nước và các nhóm kinh tế theo từng khu vực.

8/ Ngoài ra, UNCTAD còn có thể xem xét một số vất đề khác nữa trong phạm vi quyền hạn của mình.

Trên thực tế, nội dung Nghị quyết 1995 (XIX) chỉ rõ rằng UNCTAD đóng vai trò trung tâm trong hệ thống liên hợp quốc xung quanh lĩnh vực hợp tác quốc tế về những vấn đề thương mại thế giới. Phạm vi thẩm quyền của UNCTAD rất rộng và bao trùm tất cả mọi khía cạnh thời sự từ chính trị, kinh tế đến pháp luật thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế hiện nay và cả những vấn đề phát triển kinh tế có liên quan đến thương mại. Hơn nữa, tính nhạy bén chính trị cũng như ý nghĩa kinh tế trong công việc mà UNCTAD giải quyết thường quyện chặt với các vấn đề về việc điều chỉnh thương mại trên các mặt quốc tế-quốc gia-pháp luật.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, thẩm quyền của UNCTAD tuyệt nhiên không bị hạn chế bởi nhiệm vụ phát triển kinh tế của các nước đang phát triển chỉ là một nội dung chủ yếu, một phần quan trọng trong chức năng, quyền hạn của UNCTAD mà thôi.

Cơ cấu thành viên của UNCTAD: Theo Nghị quyết 1995 của Ðại hội đồng liên hợp quốc, thành viên của UNCTAD nói chung cũng là các thành viên của liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn của liên hợp quốc. Một số nước ở thời điểm tham gia vào UNCTAD tuy không phải là thành viên chính thức của liên hợp quốc nhưng có chân trong các tổ chức chuyên môn của liên hợp quốc như sau: Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Sỹ, Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam thuộc nguy quyền Sài gòn cũ, Tay-xa-moa, Xan Ma-ri-nô, Va-ti-căng, Lích-ten-xtanh, Mô-na-cô.

Đến tháng 4/1964 UNCTAD gồng có 119 nước thành viên tham gia năm 1971, số thành viên này đã tăng lên tới 136 nước. Tới ngày 11/6/1985 con số này lên tới 167. Đến tháng 7/1987, UNCTAD có 170 nước.

Số lượt đọc: 10083
Tin khác
MIGA 27/03/2014
Thông báo