BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 11/01/2025
Tình hình đầu tư
Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài năm 2011
Thứ Tư, 04/01/2012 09:57
Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài năm 2011

Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nhờ đó, GDP năm 2011 ước tăng trưởng 5,89%. Công tác quản lý ĐTNN được tăng cường và chấn chỉnh, đã có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.


Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nhờ đó, GDP năm 2011 ước tăng trưởng 5,89%. Công tác quản lý ĐTNN được tăng cường và chấn chỉnh, đã có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

1. Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế:

Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.

2. Về vốn đăng ký năm 2011:

Tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010 nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%). Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký (trong khi năm 2010 lĩnh vực này chiếm 34,3% tổng vốn đăng ký). Vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD). Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

3. Về vốn thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2011:

Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 47,2 tỷ USD. Góp phần làm giảm gánh nặng cho cán cân thương mại. Nhập khẩu của khu vực FDI là 47,8 tỷ USD, tăng 29,3% so với năm 2010.

Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2010 (3,04 tỷ USD). Thu từ dầu thô vượt dự toán năm gần 44% và ước đạt 4,8 tỷ USD. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Nam đã thăng hạng 3 bậc, đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại của JETRO đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo Kinh doanh Nikkei, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản xuất[1], trên cả Ấn Độ và Thái Lan. Với tư cách là thị trường tiêu thụ, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia.

Năm 2011, giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do chúng ta đã chú trọng việc thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án, phối hợp với các Bô%3ḅ ngành, địa phương tiến hành rà soát, phân loại dự án và tập trung hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho nhà đầu tư. Đồng thời kiên quyết xử lý các dự án chiếm dụng đất lớn, nhà đầu tư chậm triển khai, tiến hành thu hồi đất và thu hồi giấy CNĐT.

Một trong những điểm nổi bật của năm 2011 là xu hướng cấp GCNĐT cho những dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất động sản, đã giảm hẳn. Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức 71,7 tỷ USD, cao nhất trong 25 năm thực hiện thu hút FDI có đến 11 dự án có quy mô vốn đăng ký từ 1 tỷ USD trở lên với tổng vốn đăng ký của các dự án này là 45,7 tỷ USD (chiếm tới 64% tổng vốn đăng ký năm 2008) thì năm 2011, chỉ có 2 dự án có mức vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Hơn nữa, các dự án quy mô lớn của năm 2011 đều là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, dự án BOT điện lực Jak Hải Dương với quy mô vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, dự án sản xuất pin mặt trời First Solar tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.

4. Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được đổi mới:

Năm 2011 đã đổi mới cách triển khai theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, thể hiện tính khu vực, liên vùng, liên ngành cao và mang tính chuyên đề; Bộ KHĐT đang cùng các Bộ, ngành soạn thảo đề án đối tác chiến lược, Danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết của Chính phủ về ban hành Quy về quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

5. Công tác quản lý nhà nước được tăng cường:

- Công tác cấp phép đầu tư: Các cơ quan cấp phép trong năm qua nhìn chung đã xem xét kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém hiệu quả và các nhà đầu tư thiếu năng lực. Thời gian cấp phép và cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, cấp GCNĐT đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số những bất cập do luật pháp còn chưa đồng bộ, quy hoạch chưa rõ ràng.

- Về quản lý sau cấp phép: Trong năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương tuy đã có cố gắng nhưng đôi khi còn quá tải, chưa chủ động nên chưa sâu sát tình hình triển khai thực hiện dự án. Năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các Bộ, ngành tiến hành một số cuộc kiểm tra trong lĩnh vực xi măng, bất động sản, chuyển giá; rà soát việc vay vốn trong nước... để nắm bắt tình hình thức tế, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.

- Về công tác phối hợp giữa các cơ quan:  Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã triển khai công tác phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thông qua các cuộc giao ban định kỳ về ĐTNN; tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp thông qua kênh diễn đàn doanh nghiệp, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, gặp mặt với một số Hiệp hội doanh nghiệp.. nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Về công tác thông tin: Để tăng cường công tác quản lý, hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN đang được xây dựng. Các thông tư quy định về báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư đã được dự thảo, chuẩn bị ban hành. Làm tốt công tác này cũng sẽ phục vụ tốt cho việc phân tích xây dựng chính sách. Năm 2012 Bộ KHĐT sẽ triển khai hệ thống thông tin nối mạng với các địa phương để thực hiện tốt công tác báo cáo thông kê, từ đó có thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách

6. Một số giải pháp chủ yếu trong năm 2012 nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Trong năm 2012 và thời gian tới, quản lý FDI sẽ chú trọng và tăng cường theo hướng: (1) nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI; (2) nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; và (3) hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI. Đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung nêu tại Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hút FDI sẽ không đặt nặng về lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân FDI. Thu hút FDI phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Đồng thời, thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực... Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1. Lũy kế đến thời điểm 30/12/2011:

Có 627 dự án đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam đăng ký đạt 10,8 tỷ USD tại 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại Lào (3,4 tỷ USD), Campuchia (2,1, tỷ USD), Venuezela (1,8 tỷ USD), Nga (776 triệu USD), Peru (508 triệu USD), Malaysia (412 triệu USD), Modambic (345 triệu USD)...

Vốn thực hiện lũy kế đến nay ước đạt khoảng 2,7 tỷ USD; trong đó khoảng 1,4 tỷ USD trong lĩnh vực dầu khí; Lào đạt khoảng 480 triệu USD; Campuchia đạt khoảng trên 200 triệu USD...

  1. Về cấp dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2011:

a. Vốn đăng ký:

Trong năm 2011, đã cấp mới cho 75 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ và điều chỉnh điều chỉnh 33 dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư đăng ký (bao gồm cả cấp mới và tăng vốn) đạt 2,12 tỷ USD, bằng dự kiến của năm 2011.

Các dự án quy mô lớn tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp năng lượng, truyền thông, tập trung tại các địa bàn quen thuộc, phù hợp với các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Mét sè dù ¸n ®Çu t­ quy m« lín trong n¨m 2011 lµ Dự án Nhà máy thủy điện Hạ Sê San II ti Campuchia, có tổng vốn đầu tư 806 triệu USD, công suất 400MW; Dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel đầu tư dự án sang Peru, với tổng vốn đầu tư 408 triệu USD; Dù ¸n Thñy ®iÖn Sª K«ng 3 Th­îng vµ H¹ l­u t¹i tØnh Sª K«ng t¹i, víi tæng vèn ®Çu t­ 275,2 triÖu USD, c«ng suÊt thiÕt kÕ 205 MW; Dù ¸n x©y dùng thñy ®iÖn NËm C«ng 2 vµ 3 víi tæng vèn ®Çu t­ 134,5 triÖu USD, tæng c«ng suÊt thiÕt kÕ cña hai nhµ m¸y nµy lµ 111 MW; Dù ¸n trång 6.500 ha cao su t¹i tØnh Stung Treng cña TËp ®oµn cao su ViÖt Nam, Campuchia víi tæng vèn ®Çu t­ ®¨ng ký 53,7 triÖu USD; Dù ¸n trång 4.000 ha cao su t¹i Kompongthom, Campuchia cña C«ng ty Cæ phÇn cao su Ch­ Sª, víi tæng vèn ®Çu t­ 31,7 triÖu USD.

b. VÒ vốn thực hiện và t×nh h×nh thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t­:

Thèng kª tõ b¸o c¸o cña c¸c TËp ®oµn, doanh nghiÖp cã nhiÒu dù ¸n ®Çu t­ ra n­íc ngoµi cho thÊy trong n¨m  2011, vèn thùc hiÖn ­íc ®¹t kho¶ng 950 triÖu USD. Trong ®ã, ®øng ®Çu lµ TËp ®oµn dÇu khÝ ViÖt Nam, víi tæng vèn chuyÓn ra n­íc ngoµi kho¶ng 347 triÖu USD; thø hai lµ TËp ®oµn Viettel víi tæng vèn ®Çu t­ chuyÓn ra n­íc ngoµi kho¶ng 185 triÖu USD; thø ba lµ TËp ®oµn cao su ViÖt Nam víi tæng vèn ®Çu t­ chuyÓn ra n­íc ngoµi kho¶ng 134,6 triÖu USD; thø t­  TËp ®oµn S«ng §µ, víi tæng vèn ®Çu t­ chuyÓn ra n­íc ngoµi  kho¶ng 161 triÖu USD. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là 39 triệu USD, Công ty CP Đông Dương xanh là 23,7 triệu USD..

Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài, có một phần đáng kể vốn được thực hiện trong nước (không chuyển ra nước ngoài). Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn cao su Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản, Viettel, Hoàng Anh - Gia Lai… một phần vốn đầu tư ra nước ngoài được thực hiện để trả cho các nhà thầu của Việt Nam hoặc mua háng hóa, dịch vụ của Việt Nam để chuyển ra nước ngoài thực hiện dự án.

Phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài nên hiện đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Một số dự án đầu tư khác đã đi vào hoạt động, đạt hiệu quả tốt như dự án của Viettel tại Campuchia và Lào (Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn và hiệu quả nhất tại Campuchia và Lào); dự án 10.000 ha cao su của Công ty cao su Đăk Lăk đã đi vào khai tác được trên 1.000 ha; dự án 5.000ha cao su của Hoàng Anh Gia Lai sẽ bt đầu khai thác vào năm 2012; dự án Thủy điện Sekaman 3, với công suất 250 MW, dự kiến sẽ phát hành tổ máy đầu tiên trong Quý I/2012..

3. Về công tác quản lý nhà nước sau cấp phép:

Trong  năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì một số các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:

          a. Rà soát về tình hình đầu tư ra nước ngoài theo hướng c©n ®èi l¹i kÕ ho¹ch ®Çu t­, chuyÓn vèn ra n­íc ngoµi trong n¨m 2011 cho phï hîp.

          Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/1011 của Chính phủ của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm án sinh xã hội, Phòng đã dự thảo và trình Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký văn bản số 1751/BKHĐT-ĐTNN ngày 23/3/2011 yêu cầu các Tập đoàn/doanh nghiệp có đầu tư ra nước ngoài rà soát về tình hình đầu tư ra nước ngoài theo hướng c©n ®èi l¹i kÕ ho¹ch ®Çu t­, chuyÓn vèn ra n­íc ngoµi trong n¨m 2011 cho phï hîp.

          Theo ®ã, cÇn tËp trung ­u tiªn cho c¸c dù ¸n ®ang triÓn khai thùc hiÖn, s¾p hoµn thµnh vµ ®i vµo ho¹t ®éng nh»m b¶o tån vèn ®Çu t­ ra n­íc ngoµi, ®em l¹i hiÖu qu¶ ®Çu t­.

          §èi víi c¸c dù ¸n ®Çu t­ ra n­íc ngoµi míi ®­îc cÊp GiÊy chøng nhËn ®Çu t­, chñ ®Çu t­ cÇn x¸c ®Þnh râ nhu cÇu chuyÓn vèn ®Çu t­ ra còng nh­ lé tr×nh thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t­ nh»m ®¸p øng víi yªu cÇu vÒ tiÕn ®é thùc hiÖn dù ¸n; ®ång thêi cÇn b¶o ®¶m phï hîp víi chñ tr­¬ng cña ChÝnh phñ trong viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch th¾t chÆt tiÒn tÖ, thËn träng nh»m kiÓm chÕ l¹m ph¸t, æn ®Þnh kinh tÕ vÜ m« vµ b¶o ®¶m an sinh x· héi.

          §èi víi c¸c dù ¸n ®Çu t­ ra n­íc ngoµi cã sö dông vèn ®Çu t­ cña Nhµ n­íc, ngoµi c¸c yªu cÇu nªu trªn, chñ ®Çu t­ cã tr¸ch nhiÖm tu©n thñ chÆt chÏ c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ viÖc sö dông vèn nhµ n­íc ®Ó ®Çu t­ ra n­íc ngoµi, b¶o ®¶m ®Çu t­ hiÖu qu¶, minh b¹ch, tËp trung vµo lÜnh vùc s¶n xuÊt kinh doanh chÝnh, tr¸nh ®Çu t­ dµn tr¶i, l·ng phÝ, thÊt tho¸t vèn cña Nhµ n­íc.

          b. Thực hiện chính sách thắt chặt cho vay ra nước ngoài:

          Thực hiện chính sách thắt chặt việc cho vay và đầu tư bằng ngoại tệ, việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cũng đã thắt chặt lại theo hướng không cho phép ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp phải thu xếp vốn thương mại từ Ngân hàng nước ngoài thay vì chuyển toàn bộ vốn từ Việt Nam ra để đầu tư ra nước ngoài.

          c. Công tác giám sát đầu tư ra nước ngoài được coi trọng:

          - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4224/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2011 gửi Ngân hàng nhà nước Việt Nam đề nghị tăng cường cơ chế theo dõi, giám sát các giao dịch ngoại hối liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm quản lý dòng vốn đầu tư ra nước ngoài chặt chẽ và hiệu quả. Đồng thời đề nghi Ngân hàng nhà nước nghiên cứu có giới hạn trần về tổng vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài phù hợp với việc duy trì cán cân thanh toán quốc tế theo từng thời kỳ. Trên cơ sở đó ngân hàng nhà nước cho phép chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

          - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản số 7057/BKHĐT-ĐTNN ngày 17/10/2011 đề nghị rà soát tình hình cấp tính dụng của các ngân hàng thương mại cho các dự án đầu tư ra nước ngoài.

          - Để chấn chỉnh việc thực chế độ báo cáo về đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về đầu tư ra nước ngoài.

          d. Tăng cường kiểm tra hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

          Ngoài ra, trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 3 đoàn công tác liên Bộ rà soát tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư ra nước ngoài tại một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại TP.HCM, Hà Nội và Nghệ An.                

4. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngoài cũng được triển khai đồng bộ:

          Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định 78/2006/NĐ-CP và dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH qui định về mẫu hỗ sơ đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản hơn về quy trình, thủ tục, đồng bọ về mặt pháp luật; tăng cường vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài; nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước. Các văn bản nêu trên sẽ được xem xét ban hành trong Quý I/2012.

5. Công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh:

          Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thành công các Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Campuchia, Myanmar và Lào nhân các chuyến thăm hữu nghị chính thức của Lãnh đạo Chính phủ tại các nước này; đồng thời cũng đã ký thỏa thuận hợp tác xúc tiến đầu tư với Sri-Lanka nhân chuyên thăm hữu nghị chính thức của Chủ tịch nước đến nước này.

          Ngoài ra, trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng  chủ trì Hội nghị xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch lần thứ 6 Khu vực Tam giác phát triển ba nước CLV, tổ chức tại tỉnh Attapeu, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tháng 12/2011. /.

[1] Điều tra nhận được phản hồi của 346 nhà đầu tư, trong đó gần 70% câu trả lời chọn Việt Nam, trong khi Ấn Độ đứng thứ 2 chỉ với trên 40% và Thái Lan đứng thứ 3 là 40%

Số lượt đọc: 556
Thông báo