Đầu tư theo ngành:
Các dự án đầu tư vào Vùng vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Vùng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 7.244 dự án, tổng vốn đầu tư là 94,73 tỷ USD (chiếm 44,63% số dự án và 60,1% tổng vốn đầu tư). Thứ hai là hoạt động Kinh doanh bất động sản với 482 dự án, tổng vốn đầu tư là 28,98 tỷ USD (chiếm 18,39% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực Dịch vụ lưu trú và ăn uống, với tổng vốn đầu tư là 5,79 tỷ USD (chiếm 3,68% tổng vốn đầu tư), Tiếp theo là các lĩnh vực khác.
Đầu tư theo quốc gia
Đã có 123 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Vùng Đông Nam Bộ, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.343 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 22,44 tỷ USD (chiếm 20,6% số dự án và 14,24% tổng vốn đầu tư); Singapore đứng thứ 2 với 1.733 dự án, tổng vốn đầu tư 20,38 tỷ USD (chiếm 10,7% số dự án và 12,93% tổng vốn đầu tư), Nhật Bản là nhà đầu tư đứng vị trí thứ 3 với 2.046 dự án, tổng vốn đầu tư 16,79 tỷ USD (chiếm 12,6% số dự án và 10,65% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các quốc gia khác là Đài Loan, BritishVirginIslands, Hồng Kông với số vốn đầu tư lần lượt là 14,57 tỷ USD, 12,8 tỷ USD và 9,24 tỷ USD.
Đầu tư theo địa phương
Tp Hồ Chí Minh là địa phương đứng đầu thu hút đầu tư tại Vùng với 9.540 dự án, với tổng số vốn là 47,82 tỷ USD chiếm 58,77% số dự án và 30,34% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Bình Dương với 3.870 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 35,02 tỷ USD (chiếm 23,84% số dự án và 22,22% tổng vốn đầu tư). Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ ba với 482 dự án, tổng số vốn đầu tư là 32,52 tỷ USD (chiếm 2,97% số dự án và 20,63% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với số vốn đầu tư là 31,7 triệu USD, tiếp theo là hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước với lần lượt vốn đầu tư là 7,6 triệu USD và 2,89 triệu USD.