BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 21/12/2024
Báo cáo theo Vùng
Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
Thứ Năm, 27/03/2014 10:13

Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm 13 địa phương: Long An, Cần thơ, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến tre, Sóc trăng, Bạc liêu, Kiên giang, Cà mau, Hậu giang và An giang) là Vùng đã có chủ trương thu hút vốn FDI ngay từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào cuối năm 1987. Ngay trong năm 1988, Vùng đã thu hút được 4 dự án với tổng vốn đầu tư là 7,8 triệu USD, bằng 10% về số dự án và 2,09% tổng vốn đầu tư của cả nước

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010:

          Năm 2010, vùng ĐBSCL thu hút được 70 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,6 tỷ USD chiếm trên 12% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước và đứng thứ 3/8 vùng chỉ sau vùng Đông Nam Bộ và vùng Đông Bắc.

a.       Phân theo ngành

          Tính 12 tháng năm 2010, trên địa bàn vùng ĐBSCL có 8/18 ngành có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn FDI trên địa bàn Vùng ĐBSCL số dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 50 dự án, tổng vốn đăng ký là 327,6 triệu USD, chiếm 71,4% về số dự án và 20,2% về vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng đứng đầu về vốn đăng ký với 791,6 triệu USD. Tiếp đến là lĩnh vực vận tải kho bãi với 4 dự án đạt 451,4 triệu USD.

b.       Phân theo địa phương:

Năm 2010, Trên địa bàn Vùng ĐBSCL có 11 tỉnh của Vùng (trừ tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang) có dự án FDI trong đó Cà Mau là tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 01 dự án điển hình có tổng vốn đầu tư là 773,4 triệu USD, chiếm 47% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn Vùng.

Đứng thứ 2 là Long An có 29 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 592,1 triệu UUD, chiếm 36% tổng vốn đăng ký của cả Vùng.

Tiếp theo là Tiền Giang, với 15 dự án tổng vốn đăng ký là 144 triệu USD, chiếm 8,9 % tổng vốn đầu tư đăng ký của Vùng.

c.       Phân theo đối tác đầu tư:

Năm 2010, Vùng ĐBSCL thu hút dự án FDI từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ với 8 dự án với tổng vốn đăng ký 802,1 triệu USD, chiếm 11,4 % số dự án và gần 49,6 % tổng vốn đầu tư đăng ký của Vùng ĐBSCL. Đứng thứ 2 là BritishVirginIslands có 2 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 473,5 triệu USD. Tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc có tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 100,4 triệu USD và 74,5 triệu USD.

Riêng Đài Loan và Trung Quốc là nước dẫn đầu về số dự án đầu tư vào Vùng ĐBSCL với 28 dự án, chiếm 40 % tổng số dự án nhưng chỉ đứng thứ 5 và thứ 6 về tổng vốn đầu tư đăng ký với gần 97 triệu USD.

 

e.       Một số dự án lớn trên địa bàn Vùng ĐBSCL:

 

(1) Công ty TNHH một thành viên Starbay Việt Nam có tổng vốn đầu tư 1,648 tỷ USD với mục tiêu đầu tư xây dựng, vận hành tổ hợp nghỉ dưỡng phức hợp, sân golf, căn hộ cho thuê do Starbay Holdings Ltd, (BritishVirginIslands) đầu tư tại Phú Quốc, Kiên Giang

(2) Dự án đường ống dẫn khí Lô B-ô Môn của nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Cà Mau với mục tiêu thiết kế xây dựng và vận hành đường ống dẫn khí để vận chuyển khí có tổng vốn đầu tư đạt 773 triệu USD.

(3) Công ty I Rhe Vina (Hàn Quốc) đầu tư tại Long An với mục tiêu sản xuất bếp ga và đồ dùng nhà bếp bằng inox, gỗ cao có tổng vốn đầu tư đạt 656 triệu USD.

(4) Dự án Xi măng Holcim tại Kiên Giang có tổng vốn đầu tư 889,8 triệu USD do  Holder Bank Financier Glaris (Thụy Sỹ) liên doanh với Công ty xi măng Hà Tiên 1 (Việt Nam) đầu tư.

(5) Công ty TNHH Long An – Thanh Hải (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 538 triệu USD với mục tiêu sản xuất đồ điện gia dụng.

(6) Công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ (Vốn đăng ký 538 triệu USD), dự án đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Cần Thơ công suất 2 triệu tấn/năm.

(7) Công ty TNHH nhà máy bột giấy Lee & Man tại Hậu Giang có tổng vốn đầu tư 349 triệu USD với mục tiêu sản xuất và kinh doanh bột giấy, bột gỗ các loại.

(8) Công ty cổ phần Việt Hàn tại Long An có tổng vốn đầu tư 284 triệu USD với mục tiêu xây dựng và kinh doanh sân golf, xây dựng khu dân cư và thương mại để bán 

(9) Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam tại Long An có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất gia công các loại giầy, túi đựng dụng cụ thể thao...

(10) Công ty TNHH Midas tại Long An có tổng vốn đầu tư 175 triệu USD với mục tiêu xây dựng sân golf 36 lỗ, khách sạn và biệt thự.

Số lượt đọc: 2622
Thông báo