BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 23/11/2024
Chính sách đầu tư ra
Luật xuất nhập khẩu của Mianma
Thứ Sáu, 28/03/2014 11:06
Luật xuất nhập khẩu của Mianma

Nhằm đưa tới doanh nghiệp các thông tin kịp thời về các chính sách đầu tư mới của Mianma góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác đầu tư nói chung giữa Việt Nam và Myanmar, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin gửi tới Quý cơ quan, doanh nghiệp nội dung Luật Xuất nhập khẩu của Mianma. Luật Xuất nhập khẩu gồm 6 chương, 15 điều đã được Quốc hội nước Công hòa Liên bang Myanmar đã thông qua ngày 7 tháng 9 năm 2012. Dưới đây là nội dung toàn văn Luật đã được dịch ra tiếng Việt Nam:

LUẬT XUẤT NHẬP KHẨU

(Quốc hội Liên bang/Số 17/2012/)

(Ngày 7 tháng 9/2012)

 

 

CHƯƠNG 1

TÊN VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA

 

 

ĐIỀU 1: Luật này sẽ được gọi là “Luật Xuất nhập khẩu”.

ĐIỀU 2: Những thuật ngữ dưới đây trong Luật có nghĩa là:

(a). “Nhà nước” nghĩa là Nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.

(b). “Xuất khẩu” có nghĩa là bất kỳ tài sản nào được gửi đi các nước từ Myanmar bằng các loại phương tiện đường bộ, đường thủy, đường không hoặc bất kỳ phương tiện nào khác.

(c). “Nhập khẩu” có nghĩa là bất kỳ tài sản nào được gửi từ nước ngoài tới Myanmar bằng các loại phương tiện đường bộ, đường thủy, đường không hoặc bất kỳ phương tiện nào khác.

(d). “Xuất nhập khẩu” có nghĩa là bất kỳ tài sản nào được gửi đi các nước hoặc nhập vào trong nước bằng các loạiphương tiện đường bộ, đường thủy, đường không hoặc bất kỳ phương tiện nào khác.

(e). “Giấy phép” có nghĩa là bất kỳ tài sản nào được gửi đi nước khác hoặc từ nước khác gửi tới được cấp “Bộ” (Bộ Kinh tế và Thương mại Nước Cộng hòa Liên bang Myanmar) cho phép.

(f). “Trung tâm Thương mại” có nghĩa là một nơi, một vị trímột văn phòng hay bất cứ nơi nào khác được ghi nhận hợp pháp ở trong hoặc ngoài nước để tiến hành các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu

(g). “Bộ” có nghĩa là Bộ Kinh tế và Thương mại Nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.

(h). “Bộ trưởng” có nghĩa là Bộ trưởng Liên bang Bộ Kinh tế và Thương mại Nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.

 

 

CHƯƠNG 2

MỤC ĐÍCH

 

 

ĐIỀU 3:  Mục đích của luật này như sau.

(a) Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ bản kinh tế của nhà nước;

(b) Để xây dựng các  chính sách xuất nhập khẩu giúp hỗ trợ phát triển đất nước.

(c) Để việc thực thi các chính sách về xuất nhập khẩu của nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn thương mại quốc tế.

(d) Để việc thực hiện các hoạt động thương mại xuất  nhập khẩu được dễ dàng và nhanh chóng.

 

 

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ GIÁM SÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU

 

 

ĐIỀU 4: Bộ có thể thực hiện các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu sau đây:

(aQuy định danh mục và chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

(bQuy định các loại hàng hóa thuộc diện hạn chế, ngăn cản hay cấm;

(cXây dựng cách thức và các quy định cần thiết khác về tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu;

(D) Xây dựng các quy đinh về cấp giấy phép cho hoạt động xuất nhập khẩu và cấp phép liên quan khác;

(eXây dựng cách thức và các quy đinh liên quan đối với các nơi  sẽ tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu như bến cảng, sân bay, trung tâm xe;

         (f) Thực hiện các trường hợp cần thiết  liên quan khác đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

 

 

CHƯƠNG 4

 NGHIÊM CẤM

 

 

ĐIỀU 5: Không ai được phép tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện bị cấm;

ĐIỀU 6:  Không ai được phép tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa không thuộc danh mục đã được ghi trong giấy phép;

ĐIỀU 7:  Không ai được phép phá vỡ các nguyên tắc, quy định trong giấy phép.

 

 

CHƯƠNG 5

 VI PHẠM VÀ XỬ PHẠT

 

 

ĐIỀU 8:  Nếu bất kỳ ai vi phạm các quy định cấm tại ĐIỀU 5 hoặc ĐIỀU 6/ Luật Xuất nhập khẩu, gây hậu quả thì người đó sẽ bị xử phạt tiền hoặc tù không quá 3 năm, hoặc sẽ bị áp dụng cả hai hình thức trên;

ĐIỀU 9:  Bất kỳ ai đã được cấp phép mà vi phạm các quy định cấm tại ĐIỀU 7/ Luật Xuất nhập khẩu, gây hậu quả thì người đó sẽ bị xử phạt tiền hoặc tù không quá 3 năm, hoặc sẽ bị áp dụng cả hai hình thức trên;

ĐIỀU 10:  Bất kỳ ai vi phạm một trong các điều của Luật Xuất nhập khẩu này, hoặc tiếp tay vi phạm ngoài việc sẽ bị xử lý theo quy định trong “Quy định xử phạt” thì hàng hóa liên quan cũng sẽ bị tịch thu và sung quỹ nhà nước;

 

 

CHƯƠNG 6

QUY ĐỊNH CHUNG

 

 

ĐIỀU 11:  Chính phủ Nhà nước Cộng hòa Liên bang là cơ quan xây dựng các chính sách xuất khẩu, nhập khẩu. Chính phủ Liên bang cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các bộ Liên bang, Chính phủ các Bang/Khu, đặc khu cũng như khu tự trị để thực hiện thắng lợi các chính sách xuất nhập khẩu trên và triển khai được trơn tru, dễ dàng;

ĐIỀU 12:  Việc xử phạt vi phạm theo các quy định trong Luật Xuất nhập khẩu này không liên quan đến các quy định xử phạt trong Luật hàng hải;

ĐIỀU 13:  Các chỉ thị, hướng dẫn của Luật Xuất nhập khẩu này sẽ bao gồm:

          (a).  Được sự phê chuẩn của Chính phủ Liên bang Bộ Kinh tế và Thương mai có thể ban hành các quy tắc, quy chế, quy định cần thiết;

          (b). Bộ Kinh tế và Thương mai có thể ban hành các thông báo, quyết định, hướng dẫn cần thiết;

ĐIỀU 14:  Các nội dung về cách thức, quy tắc, thông báo, quy định, hướng dẫn trong Luật Kiểm soát Xuất khẩu và Nhập khẩu (lâm thời) năm 1947 (The Control of Import and Export Act-Temporary-1947) nếu không trái ngược với các nội dung trong Luật Xuất nhập khẩu này sẽ tiếp tục được sử dụng;

ĐIỀU 15:  Luật Xuất nhập khẩu này sẽ thay thế cho Luật Kiểm soát Xuất khẩu và Nhập khẩu (lâm thời) năm 1947 (The Control of Import and Export Act-Temporary-1947)./.

Phòng ĐTRNN – Cục ĐTNN

Số lượt đọc: 2913
Thông báo