Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
I. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đầu tư nước ngoài:
1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
2. Về công tác tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư:
a) Làm đầu mối tổng hợp kết quả về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân;
b) Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
c) Theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung;
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; cung cấp thụng tin về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo quy chế của Bộ;
đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê, tổng hợp, đánh giá về tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
3. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách:
a) Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong quá trình thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
b) Phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
c) Chủ trì hoặc tham gia đàm phán các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo phân công của Bộ;
d) Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
đ) Làm đầu mối theo dừi, hướng dẫn thực hiện cỏc cỏc quy định của phỏp luật liờn quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
4. Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
b) Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện thủ tục về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
d) Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
đ) Đối với dự án BOT, BTO, BT:
- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm tra các dự án BOT, BTO, BT; chủ trì thực hiện thủ tục điều chỉnh các dự án BOT, BTO, BT.
- Trình Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án BOT, BTO, BT sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận.
e) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả các dự án trong lĩnh vực dầu khí):
- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư ra nước ngoài; tham gia thẩm tra các dự án đầu tư ra nước ngoài; chủ trì thực hiện thủ tục đăng ký và điều chỉnh đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
- Trình Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận.
5. Về xúc tiến đầu tư:
a) Làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách, định hướng đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Tổng hợp, đánh giá và phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư.
b) Làm đầu mối tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư của Bộ; theo dõi tình hình thực hiện, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh và trình Bộ trưởng điều chỉnh chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư của Bộ;
c) Làm đầu mối tổng hợp, tổ chức thẩm tra, xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia theo quy định của Chính phủ và phân công của Bộ, bao gồm:
- Tham gia Hội đồng thẩm tra và Ban thư ký Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
- Hướng dẫn việc xây dựng và làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và các yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
- Làm đầu mối dự thảo Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm theo quy định của Chính phủ và của Bộ; dự thảo phương án điều chỉnh, cân đối các nội dung trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia sau khi có thông báo về tổng mức kinh phí của Bộ Tài chính;
- Làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm;
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư theo sự phân công của Bộ; thiết lập mối quan hệ đối tác thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến xúc tiến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ;
đ) Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;
e) Làm đầu mối quản lý, phối hợp với Vụ Kinh tế đối ngoại, hướng dẫn, theo dõi và phối hợp hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
6. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền.
7. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
II. Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, gồm có:
1. Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài gồm Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
2. Các đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Phòng Tổng hợp và Thông tin;
- Phòng Đầu tư nước ngoài;
- Phòng Đầu tư ra nước ngoài.
- Phòng Xúc tiến đầu tư;
- Văn phòng;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.